24 December 2017
Lolita: tái bản lần 12, in xong tháng 12 năm 2017
Lolita tái bản lần thứ 12. Có một số chỗ được biên tập lại, khá nhiều từ được phiên âm cho chính xác hơn để bản dịch thống nhất hơn.
Như vậy, năm nay Lolita cũng tái bản được 3 lần, có thể gọi đó là một thành công của một bản dịch đã ra đời được 3 năm. Mặc dù, tất nhiên, nó không còn được bán nhanh và nhiều như năm đầu (chắc do anti-fan sủa hoài cũng mệt, mà dịch giả thì lười trả tiền thuê lấy vài con.)
4 December 2017
Tự sự về một kẻ đánh mất quê hương
HẢI ĐĂNG
Bài đăng trên báo Thời Nay, một ấn phẩm của Nhân Dân
Bài đăng trên báo Thời Nay, một ấn phẩm của Nhân Dân
Không bao giờ trở về nước Nga kể từ năm 1918, “tư cố hương” vì vậy là chủ đề lớn trong văn nghiệp của Vladimir Nabokov (1899 - 1977), mà minh chứng sống động nhất là “Pnin” - cuốn tiểu thuyết đem lại cho tác giả đề cử giải thưởng danh giá National Book Award năm 1958.
Nội dung của “Pnin” như nhan đề giản đơn của sách tường thuật quãng đời trầm lặng của vị GS gốc Nga Timofey Pnin. Đến Mỹ theo lời khuyên từ đồng nghiệp cũ, “giấc mơ Mỹ” của Pnin sớm kết thúc khi chỉ được phân công dạy tiếng Nga tại trường đại học địa phương Waindell. Khác biệt về văn hóa cùng sự sùng bái nghệ thuật Nga biến mọi hành động của Pnin trở thành một chuỗi hình ảnh kỳ quặc trong mắt các giảng viên và sinh viên đại học.
Mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời V.Nabokov, hình tượng Pnin là một bức tự họa trào phúng của tác gia kiêm giáo sư văn chương thiên tài và cực đoan này. Như tiểu sử nhà văn, Pnin đã tham gia lực lượng “bạch vệ” phản cách mạng từ năm 18 tuổi. Khi nội chiến Nga kết thúc, Pnin đã lưu vong qua Đức, Pháp và cuối cùng đặt chân lên Mỹ. Nhưng không ở đâu mà Pnin được toại nguyện với việc ngợi ca ngôn ngữ Nga, được bình phẩm về những áng văn chương của Tolstoy hay chìm đắm trong miền thôn quê xứ bạch dương hoang vắng và bình yên. Tại Mỹ - “miền đất hứa”, người ta chỉ coi Pnin - như một “khách ở trọ” phiền nhiễu, xếp sau cả các giáo sư văn chương bất tài cùng những nhà nữ quyền nửa mùa. Bi kịch đến đỉnh điểm khi Pnin tình cờ xem được một bộ phim tài liệu Xô-viết “hết thảy là nghệ thuật thuần túy, những dịp hội hè đình đám, và niềm hân hoan trong các công việc tuy cực nhọc nhưng rất đáng tự hào”. Đôi mắt Pnin đã nhòa lệ, song thói ngoan cố vẫn khiến Pnin tự nhủ mình thật “kỳ quặc, lố bịch, nhục nhã”. Tác phẩm để mở kết thúc bằng chi tiết Pnin phải nghỉ việc dạy học tại Waindell.
Ẩn chứa cái nhìn và ngôn ngữ kể chuyện của một kẻ “thiếu quê hương” nhưng tiểu thuyết “Pnin” không sa vào những chủ đề phi chính trị của một vài nhà văn lưu vong như “người đương thời” Solzhenitsyn hay S. Rushdie sau này. Thay vào đó, bằng những hồi tưởng và vốn văn hóa uyên thâm của mình, V.Nabokov đã khéo léo phục dựng một đất nước Nga vĩ đại với nền nghệ thuật đáng khâm phục qua câu chuyện bi hài về GS Pnin “có đôi chân gầy guộc” cùng thứ “tiếng Anh trọ trẹ”.
Vốn là “gã hề trong rạp xiếc” văn chương với thú chơi chữ, phong cách giễu nhại hài hước đến cay nghiệt như nhận xét của I. Bunin, V.Nabokov đã “phù phép” những ngày tháng quạnh hiu của Pnin hóa thành tràng cười sảng khoái với nhiều độc giả. Nhưng sau tiếng cười ấy, người đọc phải rùng mình trước nỗi bất hạnh mà Pnin đang nếm trải chỉ vì sự bồng bột của tuổi trẻ, những nghịch cảnh do chiến tranh gây ra mà không ít tác phẩm văn học Xô-viết nổi tiếng như “Sông Đông êm đềm”, “Người thứ 41” từng lột tả thành công.
(Tiểu thuyết “Pnin”, Vladimir Nabokov, Thiên Lương dịch, NXB Văn học 2017).
2 December 2017
Dấu ấn của cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết Nabokov
Mặc dù, "Lolita" là cuốn sách của Nabokov được độc giả biết đến nhiều nhất, nhưng "Pnin" đã tạo dựng danh tiếng cho ông với vai trò một nhà văn sử dụng ngôn ngữ Anh độc đáo.
Pnin là tiểu thuyết thứ 4 được viết bằng tiếng Anh của Nabokov. Từ khi bắt đầu xây dựng nhân vật Pnin, Nabokov đã có kế hoạch viết một loạt những câu chuyện về nhân vật này, để đăng trên tờ New Yorker, sau đó sẽ tập hợp lại thành một cuốn sách, nhằm đảm bảo thu nhập cho ông trong khi ông tìm cách liên hệ với các nhà xuất bản để in Lolita.
Khi Nabokov gửi bản thảo tiểu thuyết Pnin hoàn chỉnh cho vài nhà xuất bản của Mỹ vào mùa thu năm 1955, họ đã từ chối vì lý do là “quá ngắn”. Đến tháng 8/1956, Doubleday đã đồng ý xuất bản cuốn sách. Pnin chính thức có mặt trong các hiệu sách của nước Mỹ vào tháng 3 năm sau, và nhanh chóng nổi tiếng.
Tác phẩm tạo được cơn sốt trên đất Mỹ, biến Nabokov trở thành tác giả nổi tiếng. Ngay tuần thứ hai sau khi ra mắt, Pnin đã được tái bản và Nabokov được tạp chí Newsweek đánh giá là “một trong các nhà văn tinh tế nhất, hài hước nhất, cảm động nhất nước Mỹ ngày nay”. Pnin cũng được đề cử tranh giải National Book Award for Fiction năm 1958.
Pnin là câu chuyện về Timofey Pnin, một giáo sư lưu vong dạy tiếng Nga tại Waindell College ở New York. Tác phẩm đã tái hiện lại một bức tranh hài hước nhưng đầy sầu muộn của tri thức Nga lưu vong, giữa cuộc sống đầy những phức tạp trên đất Mỹ hiện đại thực dụng.
Nabokov rời quê hương sau khi kết thúc những năm thiếu niên. Năm 1919, ông cùng gia đình đã tới được nước Anh và theo học tại Trinity College, Đại học Cambridge. Nabokov thành công trong việc hòa nhập với đời sống mới bằng thứ ngôn ngữ tiếng Anh hoàn hảo. Ông là một những câu chuyện thành công trong hàng ngũ những kẻ tha hương. Nabokov không chỉ sống như một nhà văn bằng ngôn ngữ mới, ông còn là tác giả nổi bật của nền văn học Mỹ hiện đại.
Tuy nhiên, trước khi Nabokov đạt được vinh quanh, bản thân ông cũng đã trải qua những bi kịch cá nhân cay đắng. Cha của ông đã bị một người Nga lưu vong khác giết. Anh trai ông, Sergei, cũng chịu sự khổ nhục và cái chết đau đớn tại một trại tập trung của Đức.
Bi kịch của gia đình cũng khiến mối tình của ông với Svetlana Siewert tan vỡ. Sau này, cuộc hôn nhân của ông với Véra Evseyevna Slonim cũng đem lại rất nhiều khốn khó cho gia đình bởi gốc gác Do Thái của bà.
Ngày 19/5/1940, Nabokov đến Mỹ không phải để tìm kiếm danh vọng và sự giàu có mà bởi sự tuyệt vọng cuối cùng để trốn thoát Đức Quốc xã, khi chúng bước chân vào Paris chỉ vài ngày sau đó.
Trước khi đến Mỹ, Nabokov đã trải qua hai thập kỷ sống lưu vong như một người đàn ông không quê hương ở Đức và Pháp. Ông, cũng giống như vô vàn những nhà văn lưu vong của thế kỷ 20 như Thomas Mann, Elias Canetti, Aleksandr Solzhenitsyn, Isaac Bashevis Singer, Czesław Miłosz và Joseph Brodsky… quá thấm thía những nỗi đau thương, nhung nhớ và mất mát của kẻ buộc phải rời bỏ quê hương, đã cùng nhau tạo nên những tác phẩm văn chương đầy day dứt về lớp người lưu vong này.
Giáo sư Pnin chính là một nhân vật khơi dậy sống động hình ảnh của một tri thức lưu vong. Nabokov đã biểu đạt sắc sảo những trải nghiệm của bản thân, đồng thời thâm nhập vào nội tâm kín đáo của nhân vật một cách đầy tinh tế, trìu mến, đã tạo nên một người đàn ông loay hoay hòa nhập với đời sống mới, khi tâm tư trĩu nặng những ưu sầu hoài nhớ về cố hương.
Như thường lệ, Nabokov thể hiện sự vượt trội của mình về chi tiết. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, ông đặc biệt nhấn nhá với những khoảnh khắc xúc cảm bất chợt rung động của Pnin, đột ngột xen giữa những cảnh huống hài hước.
Như trong chương một của cuốn tiểu thuyết, sau những đoạn khiến khán giả bật cười vì sự “khờ khạo” của Pnin, trong cách ông đi nhầm tàu, cách ông phát âm tiếng Anh không rõ từ… chính là nhấn vào trạng thái cảm xúc của “Chút rờn rợn bắt nguồn từ cơn đau mới đây đang lôi cuốn sự chú ý mê hoặc của ông. Nó chỉ kéo dài vài nhịp tim”.
Cơn đau tim xuất hiện trong rất nhiều khoảnh khắc của cuộc đời Pnin. Liền sau đó là vô vàn những ảo ảnh của mất mát, chết chóc, chia lìa, buồn thảm xuất hiện trước mắt ông.
Chương một kết thúc ở đó, đầy nỗi buồn, và cũng chính là cánh cửa mở ra cho độc giả nhận diện về Pnin, một người đàn ông đầy những xúc cảm, suy tư và tử tế.
Ở những chương sau, hình thức câu chuyện vẫn diễn ra theo cách đó. Giữa những tình huống mắc kẹt của Pnin, Nabokov cho thấy sự thất bại của ông với cuộc sống ở Mỹ, bằng một chất văn chương nhiều nét châm biếm, hóm hỉnh nhưng cũng sâu thẳm nhiều cảm động.
Tâm hồn Pnin hoàn toàn khác biệt so với vẻ ngoài xấu xí, già nua, thất bại của ông. Tâm hồn Pnin là một tâm hồn đẹp đẽ, hoài vọng, lưu giữ những nét quyến rũ cố hữu của người Nga.
Cái cách ông đối xử với người vợ cũ, và cách ông chăm sóc Victor, con trai của vợ đã làm bật lên tính tử tế, ấm áp sâu xa của một tâm hồn đẹp. Hình ảnh Pnin rất ngốc khi nói tiếng Anh, nhưng lại trở nên sắc bén trong những tranh luận về văn chương Nga, ngôn ngữ Nga, về Lev Tolstoy hay Dostoyevsky….
Pnin sống ở Mỹ, nhưng lại đắm chìm trong một không gian nước Nga mộng mơ cũ kỹ. Nước Nga ấy cắm rễ sâu trong lòng ông, thường tấn công ông bằng nỗi nhớ quặn thắt, bằng lòng hoài nghi buốt nhói.
Pnin trên đất Mỹ cũng là hình ảnh một kẻ không nhà. Ông “lang thang” từ nhà trọ này tới nhà trọ kia. Với những phòng trọ đầy sách vở, ông vẫn cặm cụi học, đọc và dạy cái thứ tiếng đang ngày càng “hèn mọn”.
Cho đến chương cuối cùng, ông tìm được một ngôi nhà nhỏ, ở đó, ông bày biện nó giống như ngôi nhà trong giấc mơ của mình. Ngôi nhà nhỏ với những món đồ ấm áp mà ông từng khao khát có được từ những ngày còn ở quê nhà. Rốt cuộc, cuộc đời ông sau đó vẫn là phải không quê hương, không nhà ở.
Tiểu thuyết Pnin, cũng như hầu hết các tiểu thuyết của Nabokov đều ẩn giấu đầy những ẩn dụ, những lớp lang. Câu chuyện về một người đàn ông tha hương, hay là câu chuyện về một tâm hồn chỉ còn ký ức để trú ngụ, là sự cô đơn, lạc loài, hay chính là sự bất hạnh của thế hệ, trước những biến động của lịch sử. Tâm hồn sâu thẳm của con người vẫn là điều Nabokov cần mẫn khai mở.
Bối cảnh chính trong Pnin cũng là bối cảnh của biết bao nhiêu tri thức châu Âu khi đối diện với nền văn minh thực dụng của đất Mỹ, đã được nhìn nhận rõ trong môi trường đại học. Ở đó những người lưu vong hoài nhớ quá khứ của mình một cách bệnh hoạn, đầy cao quý nhưng đầy mộng du.
Môi trường đại học giống như một xã hội thu nhỏ, trong đó hành vi xã hội và chính trị có thể được quan sát rõ ràng trong mối tương tác của các nhân vật. Từ đó tạo ra những tình huống hài hước, đồng thời làm bật lên tâm tư yếu đuối của mỗi con người, trong xúc cảm lưu vong.
Nabokov là một thiên tài văn chương, vẫn luôn khiến độc giả thán phục bởi cách ông làm tỏa sáng những điều “nhỏ bé”. Pnin được viết quanh quẩn xung quanh một người đàn ông tầm thường là thế, nhưng lại là một cuốn tiểu thuyết khơi dậy lòng cảm động sâu sắc. Chính tình cảm là thứ đã khiến người đàn ông bình thường Pnin tỏa sáng. Tình cảm là thứ khiến độc giả say đắm tiểu thuyết Pnin.
Một người đàn ông tầm thường, có thể lẫn với vô vàn người trong đám đông, nhưng Nabokov đã lưu giữ Pnin lại, thâm nhập sâu vào thế giới tâm hồn ông, và tạo nên một kiệt tác văn chương buồn bã nhưng đẹp đẽ và dịu dàng về một con người.
Tiểu thuyết Pnin có tiền thân là một truyện ngắn, được sáng tác sau khi Nabokov hoàn thành cuốn tiểu thuyết độc đáo và đầy tranh cãi, Lolita. Với sự ám ảnh không dứt về thế giới đen tối của Humbert trong Lolita, Nabokov tạo ra Pnin. Nhân vật đó là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với Humbert.
Nếu Humbert đẹp trai quyến rũ, tiếp xúc với người vợ của mình chỉ với mục đích “gần gũi” cô con gái Lolita vừa 12 tuổi, thì Pnin lại là một người đàn ông xấu xí, có phần khờ khạo, nhưng tử tế, ấm áp. Cách Pnin đối xử với người vợ cũ hay cậu con trai của vợ, cũng đầy dịu dàng. Đó là cách Pnin tạo nên sự ấm áp.
Nỗi ám ảnh của Humbert chính là sự thèm khát, nỗi ám ảnh của Pnin là sự hoài nhớ… Ở họ là tất thảy đối lập, nhưng Nabokov dựng nên hai thế giới đối lập ấy đều từ một vẻ đẹp lộng lẫy, ám ảnh đến mức cực đoan. Cuối cùng, Pnin hay Humbert đều phải chịu đựng bi kịch, từ chính nỗi ám ảnh của họ, đầy khắc khoải nhưng luôn thật đẹp.
Nabokov đã từng chia sẻ rằng, trong Pnin ông đã tạo nên một nhân vật hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trong cuốn sách nào khác của ông. Pnin là một người đàn ông thuần khiết, có đạo đức, lòng can đảm. Ông là một học giả, một người bạn trung thành, một người yêu sâu nặng. Với Nabokov, Pnin là một sự an ủi.
Thủy Nguyệt
https://news.zing.vn/dau-an-cua-cam-thuc-luu-vong-trong-tieu-thuyet-nabokov-post800132.html
Pnin là tiểu thuyết thứ 4 được viết bằng tiếng Anh của Nabokov. Từ khi bắt đầu xây dựng nhân vật Pnin, Nabokov đã có kế hoạch viết một loạt những câu chuyện về nhân vật này, để đăng trên tờ New Yorker, sau đó sẽ tập hợp lại thành một cuốn sách, nhằm đảm bảo thu nhập cho ông trong khi ông tìm cách liên hệ với các nhà xuất bản để in Lolita.
Khi Nabokov gửi bản thảo tiểu thuyết Pnin hoàn chỉnh cho vài nhà xuất bản của Mỹ vào mùa thu năm 1955, họ đã từ chối vì lý do là “quá ngắn”. Đến tháng 8/1956, Doubleday đã đồng ý xuất bản cuốn sách. Pnin chính thức có mặt trong các hiệu sách của nước Mỹ vào tháng 3 năm sau, và nhanh chóng nổi tiếng.
Tác phẩm tạo được cơn sốt trên đất Mỹ, biến Nabokov trở thành tác giả nổi tiếng. Ngay tuần thứ hai sau khi ra mắt, Pnin đã được tái bản và Nabokov được tạp chí Newsweek đánh giá là “một trong các nhà văn tinh tế nhất, hài hước nhất, cảm động nhất nước Mỹ ngày nay”. Pnin cũng được đề cử tranh giải National Book Award for Fiction năm 1958.
Tiểu thuyết Pnin của Nabokov với bản dịch Việt ngữ của Thiên Lương. |
Pnin là câu chuyện về Timofey Pnin, một giáo sư lưu vong dạy tiếng Nga tại Waindell College ở New York. Tác phẩm đã tái hiện lại một bức tranh hài hước nhưng đầy sầu muộn của tri thức Nga lưu vong, giữa cuộc sống đầy những phức tạp trên đất Mỹ hiện đại thực dụng.
Nabokov rời quê hương sau khi kết thúc những năm thiếu niên. Năm 1919, ông cùng gia đình đã tới được nước Anh và theo học tại Trinity College, Đại học Cambridge. Nabokov thành công trong việc hòa nhập với đời sống mới bằng thứ ngôn ngữ tiếng Anh hoàn hảo. Ông là một những câu chuyện thành công trong hàng ngũ những kẻ tha hương. Nabokov không chỉ sống như một nhà văn bằng ngôn ngữ mới, ông còn là tác giả nổi bật của nền văn học Mỹ hiện đại.
Tuy nhiên, trước khi Nabokov đạt được vinh quanh, bản thân ông cũng đã trải qua những bi kịch cá nhân cay đắng. Cha của ông đã bị một người Nga lưu vong khác giết. Anh trai ông, Sergei, cũng chịu sự khổ nhục và cái chết đau đớn tại một trại tập trung của Đức.
Bi kịch của gia đình cũng khiến mối tình của ông với Svetlana Siewert tan vỡ. Sau này, cuộc hôn nhân của ông với Véra Evseyevna Slonim cũng đem lại rất nhiều khốn khó cho gia đình bởi gốc gác Do Thái của bà.
Ngày 19/5/1940, Nabokov đến Mỹ không phải để tìm kiếm danh vọng và sự giàu có mà bởi sự tuyệt vọng cuối cùng để trốn thoát Đức Quốc xã, khi chúng bước chân vào Paris chỉ vài ngày sau đó.
Trước khi đến Mỹ, Nabokov đã trải qua hai thập kỷ sống lưu vong như một người đàn ông không quê hương ở Đức và Pháp. Ông, cũng giống như vô vàn những nhà văn lưu vong của thế kỷ 20 như Thomas Mann, Elias Canetti, Aleksandr Solzhenitsyn, Isaac Bashevis Singer, Czesław Miłosz và Joseph Brodsky… quá thấm thía những nỗi đau thương, nhung nhớ và mất mát của kẻ buộc phải rời bỏ quê hương, đã cùng nhau tạo nên những tác phẩm văn chương đầy day dứt về lớp người lưu vong này.
Giáo sư Pnin chính là một nhân vật khơi dậy sống động hình ảnh của một tri thức lưu vong. Nabokov đã biểu đạt sắc sảo những trải nghiệm của bản thân, đồng thời thâm nhập vào nội tâm kín đáo của nhân vật một cách đầy tinh tế, trìu mến, đã tạo nên một người đàn ông loay hoay hòa nhập với đời sống mới, khi tâm tư trĩu nặng những ưu sầu hoài nhớ về cố hương.
Như thường lệ, Nabokov thể hiện sự vượt trội của mình về chi tiết. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, ông đặc biệt nhấn nhá với những khoảnh khắc xúc cảm bất chợt rung động của Pnin, đột ngột xen giữa những cảnh huống hài hước.
Như trong chương một của cuốn tiểu thuyết, sau những đoạn khiến khán giả bật cười vì sự “khờ khạo” của Pnin, trong cách ông đi nhầm tàu, cách ông phát âm tiếng Anh không rõ từ… chính là nhấn vào trạng thái cảm xúc của “Chút rờn rợn bắt nguồn từ cơn đau mới đây đang lôi cuốn sự chú ý mê hoặc của ông. Nó chỉ kéo dài vài nhịp tim”.
Cơn đau tim xuất hiện trong rất nhiều khoảnh khắc của cuộc đời Pnin. Liền sau đó là vô vàn những ảo ảnh của mất mát, chết chóc, chia lìa, buồn thảm xuất hiện trước mắt ông.
Chương một kết thúc ở đó, đầy nỗi buồn, và cũng chính là cánh cửa mở ra cho độc giả nhận diện về Pnin, một người đàn ông đầy những xúc cảm, suy tư và tử tế.
Ở những chương sau, hình thức câu chuyện vẫn diễn ra theo cách đó. Giữa những tình huống mắc kẹt của Pnin, Nabokov cho thấy sự thất bại của ông với cuộc sống ở Mỹ, bằng một chất văn chương nhiều nét châm biếm, hóm hỉnh nhưng cũng sâu thẳm nhiều cảm động.
Tâm hồn Pnin hoàn toàn khác biệt so với vẻ ngoài xấu xí, già nua, thất bại của ông. Tâm hồn Pnin là một tâm hồn đẹp đẽ, hoài vọng, lưu giữ những nét quyến rũ cố hữu của người Nga.
Cái cách ông đối xử với người vợ cũ, và cách ông chăm sóc Victor, con trai của vợ đã làm bật lên tính tử tế, ấm áp sâu xa của một tâm hồn đẹp. Hình ảnh Pnin rất ngốc khi nói tiếng Anh, nhưng lại trở nên sắc bén trong những tranh luận về văn chương Nga, ngôn ngữ Nga, về Lev Tolstoy hay Dostoyevsky….
Pnin sống ở Mỹ, nhưng lại đắm chìm trong một không gian nước Nga mộng mơ cũ kỹ. Nước Nga ấy cắm rễ sâu trong lòng ông, thường tấn công ông bằng nỗi nhớ quặn thắt, bằng lòng hoài nghi buốt nhói.
Pnin trên đất Mỹ cũng là hình ảnh một kẻ không nhà. Ông “lang thang” từ nhà trọ này tới nhà trọ kia. Với những phòng trọ đầy sách vở, ông vẫn cặm cụi học, đọc và dạy cái thứ tiếng đang ngày càng “hèn mọn”.
Cho đến chương cuối cùng, ông tìm được một ngôi nhà nhỏ, ở đó, ông bày biện nó giống như ngôi nhà trong giấc mơ của mình. Ngôi nhà nhỏ với những món đồ ấm áp mà ông từng khao khát có được từ những ngày còn ở quê nhà. Rốt cuộc, cuộc đời ông sau đó vẫn là phải không quê hương, không nhà ở.
Tiểu thuyết Pnin, cũng như hầu hết các tiểu thuyết của Nabokov đều ẩn giấu đầy những ẩn dụ, những lớp lang. Câu chuyện về một người đàn ông tha hương, hay là câu chuyện về một tâm hồn chỉ còn ký ức để trú ngụ, là sự cô đơn, lạc loài, hay chính là sự bất hạnh của thế hệ, trước những biến động của lịch sử. Tâm hồn sâu thẳm của con người vẫn là điều Nabokov cần mẫn khai mở.
Bối cảnh chính trong Pnin cũng là bối cảnh của biết bao nhiêu tri thức châu Âu khi đối diện với nền văn minh thực dụng của đất Mỹ, đã được nhìn nhận rõ trong môi trường đại học. Ở đó những người lưu vong hoài nhớ quá khứ của mình một cách bệnh hoạn, đầy cao quý nhưng đầy mộng du.
Môi trường đại học giống như một xã hội thu nhỏ, trong đó hành vi xã hội và chính trị có thể được quan sát rõ ràng trong mối tương tác của các nhân vật. Từ đó tạo ra những tình huống hài hước, đồng thời làm bật lên tâm tư yếu đuối của mỗi con người, trong xúc cảm lưu vong.
Nabokov là một thiên tài văn chương, vẫn luôn khiến độc giả thán phục bởi cách ông làm tỏa sáng những điều “nhỏ bé”. Pnin được viết quanh quẩn xung quanh một người đàn ông tầm thường là thế, nhưng lại là một cuốn tiểu thuyết khơi dậy lòng cảm động sâu sắc. Chính tình cảm là thứ đã khiến người đàn ông bình thường Pnin tỏa sáng. Tình cảm là thứ khiến độc giả say đắm tiểu thuyết Pnin.
Một người đàn ông tầm thường, có thể lẫn với vô vàn người trong đám đông, nhưng Nabokov đã lưu giữ Pnin lại, thâm nhập sâu vào thế giới tâm hồn ông, và tạo nên một kiệt tác văn chương buồn bã nhưng đẹp đẽ và dịu dàng về một con người.
Pnin là tác phẩm có vị trí quan trọng trong văn nghiệp của Nabokov. |
Tiểu thuyết Pnin có tiền thân là một truyện ngắn, được sáng tác sau khi Nabokov hoàn thành cuốn tiểu thuyết độc đáo và đầy tranh cãi, Lolita. Với sự ám ảnh không dứt về thế giới đen tối của Humbert trong Lolita, Nabokov tạo ra Pnin. Nhân vật đó là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với Humbert.
Nếu Humbert đẹp trai quyến rũ, tiếp xúc với người vợ của mình chỉ với mục đích “gần gũi” cô con gái Lolita vừa 12 tuổi, thì Pnin lại là một người đàn ông xấu xí, có phần khờ khạo, nhưng tử tế, ấm áp. Cách Pnin đối xử với người vợ cũ hay cậu con trai của vợ, cũng đầy dịu dàng. Đó là cách Pnin tạo nên sự ấm áp.
Nỗi ám ảnh của Humbert chính là sự thèm khát, nỗi ám ảnh của Pnin là sự hoài nhớ… Ở họ là tất thảy đối lập, nhưng Nabokov dựng nên hai thế giới đối lập ấy đều từ một vẻ đẹp lộng lẫy, ám ảnh đến mức cực đoan. Cuối cùng, Pnin hay Humbert đều phải chịu đựng bi kịch, từ chính nỗi ám ảnh của họ, đầy khắc khoải nhưng luôn thật đẹp.
Nabokov đã từng chia sẻ rằng, trong Pnin ông đã tạo nên một nhân vật hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trong cuốn sách nào khác của ông. Pnin là một người đàn ông thuần khiết, có đạo đức, lòng can đảm. Ông là một học giả, một người bạn trung thành, một người yêu sâu nặng. Với Nabokov, Pnin là một sự an ủi.
Thủy Nguyệt
https://news.zing.vn/dau-an-cua-cam-thuc-luu-vong-trong-tieu-thuyet-nabokov-post800132.html
10 October 2017
Pnin của Nabokov: Biết thua trong danh dự!
Là con trai của một chính trị gia giàu có của nước Nga Sa Hoàng, Nabokov quen sống trong nhung lụa từ nhỏ, và nếu không có cách mạng Nga, thì ông có lẽ sẽ được thừa hưởng số tài sản trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ. (Thực tế thì khu bất động sản ông đã được thừa kế trước khi phải rời bỏ nước Nga, hiện nay có giá khoảng 200 triệu đô la Mỹ).
Cuộc cách mạng vĩ đại diễn ra cách đây đúng 100 năm đã tước đoạt của Nabokov rất nhiều thứ, và trong các tác phẩm của ông luôn có những chi tiết nhắc đến nước Nga hiện đại với những ám ảnh khó quên, chẳng hạn theo Nabokov, trong cuốn Pnin, thì dân lưu vong Nga là:
"...một xã hội tha hương mà trong suốt một phần ba thế kỷ hưng thịnh hầu như vẫn vô danh với giới trí thức Mỹ, những kẻ mà với họ thì ý niệm về sự di cư của dân Nga được dựng lên bởi sự tinh khôn của hệ thống tuyên truyền Xô-viết thành một đám đông mơ hồ và hoàn toàn hư cấu gồm toàn những cái gọi là bọn Tờ-rốt-kít (dẫu có là ai), bọn phản động phá sản, bọn Chê-ka cải tạo hoặc cải trang, các quý bà có tước vị, các linh mục chuyên nghiệp, chủ nhà hàng, và các nhóm quân Bạch Vệ, tất cả những kẻ này chẳng có chút ý nghĩa nào về mặt văn hóa."
Không thể nói Nabokov có thiện cảm với chính quyền Xô-viết, tuy nhiên, là một nhà quý tộc được giáo dục tốt, ông nhìn nhận về cuộc cách mạng đó cũng như một cuộc đấu súng mà rốt cuộc cũng phải có kẻ thắng người thua, vấn đề là anh biết thua trong danh dự hay không.
Có lẽ đó cũng là sự khác biệt của một người lưu vong quý tộc với những kẻ lưu vong thiếu văn hoá, không biết thua cuộc trong danh dự, và mãi mãi ôm lòng hận thù với quê hương, dù chính họ cũng chẳng bao giờ tìm được sự bình yên nơi đất khách!
29 September 2017
24 August 2017
Cách đọc trang đầu chương 2 phần 1 Lolita
Hôm nay tôi nói tiếp về cách đọc trang đầu chương 2 của Lolita. Như đã nói ở phần trước về chương 1, Nabokov viết Lolita với rất nhiều liên kết siêu văn bản nên người đọc bình thường sẽ rất khó khăn mới hiểu được trọn nghĩa câu văn. Kể cả người đọc đó có là người Mỹ chẳng nữa cũng không dễ hiểu hết ý ông ấy.
Chương 2 bắt đầu bằng câu văn đơn giản nhưng cũng dễ bị dịch ngu. Lưu ý về cách dùng từ: món xa-lát, gốc gác pha trộn, hòa chút dòng... Nếu lựa sai tổ hợp từ thì câu văn sẽ yếu đi nhiều. Lỗi dịch này dân viết lách nghiệp dư hay mắc, kiểu như viết: "Anh bộ đội bị thương hai chỗ, một ở mông, một ở đèo Khế"
Đoạn dịch "Cha và hai ông của cha tôi...., theo thứ tự tương ứng" mặc dù có thể dịch dễ đọc hơn thành chẳng hạn "cha tôi buôn rượu vang, cụ nội tôi buôn đá quý, cụ ngoại buôn tơ...", và không sai về nghĩa lại có vẻ thuần Việt hơn, nhưng thực ra dịch thế rất ngu, vì làm sai dụng ý của Nabokov về chuyện Humbert là dân Mỹ gốc châu Âu, và với y thì quá khứ là gì đó rất mịt mù, tăm tối, chẳng ấn tượng gì cho lắm, và y cũng chẳng buồn nhớ đến làm gì. Nhắc đến cha ông chẳng qua câu chuyện làm quà, chứ thực ra chả quan trọng. Quan trọng là chính những điều này tạo nên con người Humbert, và phần nào giải thích cho câu chuyện đằng sau.
Không ngẫu nhiên mà Nabokov lặp lại câu "theo thứ tự tương ứng" này hai lần. Nên nhớ Nabokov là nhà văn không bao giờ viết cái gì thừa.
Nếu dịch kiểu nôm na mách qué như tôi nói ở trên và cũng có kẻ đã làm thật rồi (còn in thành sách đem bán mới kinh) thì không còn là dịch văn chương nữa mà là dịch hướng dẫn sử dụng bao cao su hay nồi cơm điện rồi.
Đoạn văn này còn có một cụm từ lạ tai nữa là "hơi ấm tơ lông, lũ muỗi ánh vàng". Bốn chữ đầu liên quan đến văn hóa Tây và tuổi thơ Humbert, khi người ta nhớ về lúc còn nhỏ, được mẹ quấn trong chiếc khăn lông và để nằm trong phòng ấm trước lò sưởi giữa mùa đông băng giá, đó là những ấn tượng rất sâu đậm với y. Bốn chữ sau liên quan đến một bài luận của Lewis Caroll (tác giả kiệt tác "Alice ở thế giới kỳ diệu"), trong đó ông ấy nhắc đến những con muỗi chỉ sống được một ngày, và ký ức Humbert tựa như lũ muỗi ấy trong chiều vàng, chúng rất mong manh, sắp tàn lụi ngay bây giờ. Lưu ý sự liên kết của cả đoạn văn rất chặt chẽ và lô-gích.
Đây cũng là câu văn tuyệt đẹp, được đánh giá cực kỳ cao trong văn chương Anh ngữ, dịch không khéo là tè le tét lét hết.
Đoạn cuối trang thì dễ hiểu, không có gì để nói, tuy cũng có vài từ liên quan đến Kinh Thánh, nhưng thôi tôi không muốn đi quá xa.
23 August 2017
23 April 2017
22 January 2017
Kiệt tác “Mây, hồ, tháp” của Vladimir Nabokov
Có những tác giả mà ta nên đọc một lần trong đời, và Vladimir Nabokov (Nga) là một trong số ít tác giả như vậy.
Mây, hồ, tháp |
Sinh năm 1899 tại Nga và mất năm 1977 tại Thuỵ sỹ, văn hào vĩ đại này đã sống qua 2 thế kỷ, 2 cuộc thế chiến, và tại khắp các thành phố vĩ đại nhất của châu Âu: Cố đô Saint-Peterburg của Nga, Yalta, Berlin, Paris,… Cuộc đời ông trải qua cả những tháng năm vàng son của một gia đình tư sản Nga, thậm chí khu bất động sản ông được thừa kế ở ngoại ô Saint-Peterburg hiện nay có giá trị hơn 200 triệu USD, cho đến những ngày tháng phải đi dạy tennis và đấm bốc để kiếm sống nuôi gia đình. Tuy nhiên, cuối cùng ông cũng vượt lên khỏi mọi gian khó để trở thành một trong các nhà văn vĩ đại nhất của nhân loại.
Trong kho báu di sản văn chương Vladimir Nabokov, thì Tổng tập truyện ngắn của ông là một trong các tác phẩm được đánh giá cao nhất. Bao gồm 68 truyện ngắn được viết suốt những năm thanh niên và trung niên, tại nhiều nước trên thế giới, và qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau của sự nghiệp, Tổng tập này cho độc giả và các nhà nghiên cứu thấy được bức tranh toàn diện nhất về cuộc đời nhà văn, thấy sự hoàn thiện dần dần kỹ năng viết của ông, cách sử dụng từ rất đặc trưng cho Nabokov, các thủ pháp văn chương cũng như những phác thảo về các nhân vật sau này trong các tiểu thuyết lớn nhất của ông.
Rất nhiều truyện ngắn trong bộ sách được đánh giá như những kiệt tác vĩ đại nhất của văn chương nhân loại, chẳng hạn “Dấu hiệu và Biểu hiệu”, “Xuân Fialta”, “Mây, hồ, tháp”, “Chị em nhà Vane”… Rất nhiều nhà văn đã chịu ảnh hưởng từ Nabokov, và không ít nhà văn coi ông là người thầy của mình.
Mây, hồ, tháp |
Do sự phức tạp, bút pháp cầu kỳ, vốn từ rất rộng lớn và cực kỳ khó dịch, nên văn chương Nabokov ít được biết đến tại Việt Nam. Gần một thế kỷ đã trôi qua từ khi nhà văn thành danh tại châu Âu và Mỹ, vậy mà chỉ có vài cuốn sách của ông xuất hiện trong bản dịch tiếng Việt. Dịch Nabokov là một công việc nghiêm túc, đòi hỏi sự am hiểu văn hoá Nga, Mỹ, châu Âu cũng như vốn sống nhất định và chắc chắn là kỹ năng sử dụng tiếng Việt ở mức cao nhất. Cũng không có gì lạ, là nhiều bản dịch tác phẩm Nabokov không được đánh giá cao tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việc Nhà xuất bản Văn học và Công ty Zenbook cho ra đời “Mây, hồ, tháp” - quyển 2 của bộ Tổng tập truyện ngắn Nabokov chỉ sau khi quyển 1 với cái tên “Mỹ nhân Nga” được xuất bản cách đây hơn 4 tháng đã cho thấy rằng Nabokov bắt đầu được quan tâm hơn tại Việt Nam. Nhiều độc giả đã thấy được vẻ đẹp huyền bí và sắc sảo của các tác phẩm của ông, và có lẽ sự thành công của cuốn sách “Mỹ nhân Nga” đã giúp cho nhà xuất bản mạnh dạn đầu tư cho dịch giả Thiên Lương tiếp tục chuyển ngữ những tác phẩm hết sức phức tạp và tinh tế của Vladimir Nabokov.
Tất nhiên mỗi mảng sách có thị trường riêng của mình. Sách ngôn tình có độc giả của nó, sách tô màu có khách hàng của nó, sách dạy làm giàu, dạy ăn chay, giữ sức khoẻ cũng rất có ích cho mọi người. Nhưng văn chương đỉnh cao cũng như âm nhạc cổ điển, phim nghệ thuật, ballet, opera,… vẫn có những người hâm mộ trung thành. Và một nền văn hoá không thể thiếu vắng cả cái này, cả cái kia. Nghệ thuật hàn lâm có thể có ít khách vào những tháng năm gian khổ của dân tộc, nhưng cùng với sự thịnh vượng, thì sẽ càng ngày càng có nhiều người tìm về với nó như một niềm tin vào vẻ đẹp thánh thiện trên những bậc thang cao hơn của cảm xúc.
Mặt khác, nước Nga vĩ đại vốn có một nền văn chương hàng đầu thế giới, tuy nhiên trước đến giờ, hầu như không có tác phẩm lớn nào của các nhà văn Nga được dịch nghiêm túc và từ ngôn ngữ gốc qua tiếng Việt. Hầu hết được dịch qua ngôn ngữ thứ ba, chẳng hạn tiếng Pháp, Anh hay Hoa, và làm mất đi rất nhiều chất văn cũng như tính Nga trong tác phẩm. Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Trong bối cảnh ấy thì việc “Mây, hồ, tháp” cũng như “Mỹ nhân Nga” đều được dịch giả Thiên Lương dịch từ ngôn ngữ gốc mà Vladimir Nabokov dùng để sáng tác, có thể coi như một nỗ lực đáng ghi nhận với văn chương Nga và độc giả Việt.
Theo đại diện công ty phát hành sách, thì mặc dù chưa bán được đến hàng chục vạn cuốn như các dòng văn học mực tím hay truyện ngôn tình, nhưng cả “Mỹ nhân Nga” và “Mây, hồ, tháp” đều nhận được sự quan tâm lớn của độc giả, nhiều hơn nhiều so với dự tính của họ khi làm dòng sách cao cấp này. Và đó cũng là niềm tin để những người làm sách sẽ tiếp tục cố gắng đưa thêm các tác phẩm kinh điển của Vladimir Nabokov và các nhà văn lớn khác vào Việt Nam.
Xuân Sang
Bài đã đăng trên báo Laodong.
Xuân Sang
Bài đã đăng trên báo Laodong.
19 January 2017
'Mây, hồ, tháp' - thêm một kiệt tác của Nabokov
Bản dịch của Thiên Lương |
Bài đăng trên báo Thanh Niên.
Chưa đầy 5 tháng sau khi phát hành Mỹ nhân Nga, quyển 1 trong bộ Tổng tập truyện ngắn Nabokov bao gồm tất cả 4 quyển, nhà xuất bản Văn học và Công ty Zenbook tiếp tục cho ra đời quyển 2 với tên Mây, hồ, tháp. Người dịch vẫn là dịch giả Thiên Lương.
Chưa đầy 5 tháng sau khi phát hành Mỹ nhân Nga, quyển 1 trong bộ Tổng tập truyện ngắn Nabokov bao gồm tất cả 4 quyển, nhà xuất bản Văn học và Công ty Zenbook tiếp tục cho ra đời quyển 2 với tên Mây, hồ, tháp. Người dịch vẫn là dịch giả Thiên Lương.
Với một tác giả nổi tiếng là khó dịch như Nabokov, thì việc dịch xong 17 truyện ngắn và cho xuất bản thành một cuốn sách dày 320 trang chỉ trong vòng 5 tháng, là một nỗ lực rất lớn của nhà sách và dịch giả, đặc biệt nếu tính đến thời gian biên tập, xin giấy phép xuất bản và thủ tục in ấn rất chậm cuối năm, thì có lẽ dịch giả chỉ mất khoảng 3 tháng cho bản dịch phức tạp và dày dặn này.
Một nhà văn gây nhiều tranh cãi
Vladimir Nabokov, nhà văn Mỹ gốc Nga, vốn nổi tiếng là một nhà văn của các nhà văn, có danh tiếng ngang với các đại văn hào như Shakespeare, Lev Tolstoy, Dostoevski, Chekhov. Tuy nhiên, do cách tư duy hình ảnh và cách viết cầu kỳ, quý tộc, siêu văn bản, lại chịu ảnh hưởng từ tiếng Nga mẹ đẻ, nên văn chương của ông không dễ đọc với độc giả bình thường. Không ngẫu nhiên mà Edmund Wilson, một nhà phê bình văn chương nổi tiếng, từng nhận xét rằng Nabokov nhiều khi viết bằng một thứ tiếng không hẳn là tiếng Anh. Nhân thể: các cuộc bút chiến dữ dội giữa Nabokov và Edmund vừa được in thành sách (The Feud) và nhận được nhiều chú ý của độc giả Anh - Mỹ. Thực sự thì cách viết của Nabokov có lúc rất lãng mạn, dịu dàng, mềm mượt, lại có lúc khô khan, cứng rắn và hết sức tàn nhẫn. Phải đi cùng ông khá lâu thì độc giả mới bắt đầu bắt được mạch văn và khi đó thì họ sẽ bị chinh phục tuyệt đối. Tuy nhiên, thời gian trả lời cho tất cả, Nabokov đã ghi danh vào lịch sử như một văn hào vĩ đại, còn Edmund thì chẳng còn được mấy ai nhớ đến.
Mây, hồ, tháp |
Trong Xuân Fialta, một trong các truyện ngắn được in trong Mây, hồ, tháp có một đoạn văn mà Nabokov viết về một nhà văn là chồng của cô gái tình nhân của người kể chuyện như sau:
Lúc tôi gặp y thì sách y đã nổi tiếng; nỗi hân hoan nông nổi mà thoạt đầu tôi cho phép mình khi đọc y, đã bị thay thế bằng cảm giác hơi ghê tởm. Khi y bắt đầu nghiệp viết thì xuyên qua các cửa sổ sơn phết thuộc thứ văn xuôi dị thường của y vẫn còn có thể nhận ra được khu vườn nào đó, bố cục lơ mơ quen thuộc nào đó của cây cối... nhưng sau mỗi năm thì nét vẽ trở nên mỗi lúc một dày đặc hơn, màu hồng và màu tía mỗi lúc một hăm dọa hơn; giờ thì đã chẳng còn thấy được gì qua tấm kính quý đáng sợ ấy nữa, và có cảm giác rằng nếu đập vỡ nó thì chỉ có một thứ duy nhất phang vào tâm hồn là màn đêm đen kịt và hoàn toàn trống rỗng. Nhưng y từng nguy hiểm làm sao trong thời sung sức của mình, từng phun những chất kịch độc nào, từng quất những nhát roi quyết liệt nào, nếu y bị đụng chạm đến! Sau khi cơn cuồng phong của y đi qua, y để lại sau mình một mặt nước phẳng lặng trơ trụi, nơi cây cối đổ rạp nằm bằng bặn, bụi còn cuồn cuộn, và người điểm sách hôm qua, tru lên vì đau, quay như con cù trong bụi.
Chính đoạn văn này khiến cho nhiều học giả cho rằng Nabokov đã châm biếm chính bản thân mình và cũng dự báo những cuộc bút chiến không khoan nhượng sau này giữa ông và nhiều nhà phê bình.
Những kiệt tác văn chương của Nabokov
Mặc dù được biết đến nhiều hơn với các tiểu thuyết, nhưng Nabokov cũng rất thành công trong địa hạt truyện ngắn. Trong hầu hết các bảng xếp hạng truyện ngắn Anh ngữ hay nhất, Nabokov luôn có vài tác phẩm ngự ngay chiếu trên, thậm chí hạng đầu. Và nếu như trong quyển 1 (Mỹ nhân Nga) đã có kiệt tác Dấu hiệu và Biểu hiệu, truyện ngắn luôn được xếp hạng đầu tiên trong các truyện ngắn Anh ngữ hay nhất lịch sử, thì trong quyển 2 (Mây, hồ, tháp) này, có Xuân Fialta cũng là một kiệt tác hết sức đặc biệt, luôn nhận được những đánh giá cao nhất của giới văn chương Anh Mỹ.
Xuân Fialta được Vladimir Nabokov viết xong vào tháng 4.1936, đăng lần đầu trên tạp chí Sovremennie zapiski, số 61, tháng 7.1936, tại Paris; bản dịch tiếng Anh do Nabokov và Peter Pertzov thực hiện được in trong các tuyển tập Nine Stories, 1947 và Nabokov’s Dozen, 1958. Mặc dù bản dịch tiếng Anh (với cái tên Spring in Fialta) không còn giữ được nguyên vẹn chất văn ban đầu của tác giả, nhưng nó vẫn được coi là một trong các viên ngọc quý giá của văn chương Anh ngữ, đánh dấu sự chín muồi của tài năng Nabokov, với kỹ thuật viết đạt đến độ hoàn hảo và có thể nói Xuân Fialta, với cả độ dài của nó (hơn 10 ngàn âm tiết tiếng Việt) và cách xây dựng tuyến nhân vật, câu chuyện, các ẩn dụ, chất thơ,… đã vượt hẳn lên trên các truyện ngắn bình thường, có thể coi là một tiểu thuyết ngắn của Nabokov.
Mây, hồ, tháp - truyện ngắn được dịch giả chọn làm tên cho cả cuốn sách, cũng là một tác phẩm hết sức đặc biệt. Mặc dù ai cũng biết sự ác cảm của Vladimir Nabokov với Freud, tuy nhiên các biểu tượng trong truyện ngắn này lại rất đậm chất phân tâm học và ẩn dưới bề ngoài khiêm nhường của một câu chuyện buồn thương về cảnh đời một người lưu vong trong chuyến đi giữa những kẻ xa lạ nơi đất khách quê người, lại là những điều lớn lao hơn rất nhiều, bao trùm thân phận con người nói chung chứ không riêng một mình ai.
Những câu chuyện bên ngoài tác phẩm luôn là điều khiến cho một tác phẩm văn chương thực sự có được khác biệt với vô số truyện ngắn, truyện dài tầm thường khác. Và Vladimir Nabokov là một thiên tài trong việc tạo dựng quanh tác phẩm của mình những thế giới cảm xúc lớn hơn nhiều so với những gì độc giả bình thường nhìn thấy.
Khó đọc và đương nhiên là khó dịch, các kiệt tác của Nabokov đều rất vất vả mới tìm được đường đến độc giả của các nước không nói tiếng Anh. Tuy nhiên, những văn hào vĩ đại như ông cần được đọc và nghiên cứu kỹ ở mọi nơi, vẻ đẹp từ thế giới của họ sẽ làm cho người ta thấy được những tầng cao hơn, những vách núi kỳ vĩ hơn, những vực sâu hơn của cảm xúc, và làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Thanh Bình
Xuân Fialta được Vladimir Nabokov viết xong vào tháng 4.1936, đăng lần đầu trên tạp chí Sovremennie zapiski, số 61, tháng 7.1936, tại Paris; bản dịch tiếng Anh do Nabokov và Peter Pertzov thực hiện được in trong các tuyển tập Nine Stories, 1947 và Nabokov’s Dozen, 1958. Mặc dù bản dịch tiếng Anh (với cái tên Spring in Fialta) không còn giữ được nguyên vẹn chất văn ban đầu của tác giả, nhưng nó vẫn được coi là một trong các viên ngọc quý giá của văn chương Anh ngữ, đánh dấu sự chín muồi của tài năng Nabokov, với kỹ thuật viết đạt đến độ hoàn hảo và có thể nói Xuân Fialta, với cả độ dài của nó (hơn 10 ngàn âm tiết tiếng Việt) và cách xây dựng tuyến nhân vật, câu chuyện, các ẩn dụ, chất thơ,… đã vượt hẳn lên trên các truyện ngắn bình thường, có thể coi là một tiểu thuyết ngắn của Nabokov.
Mây, hồ, tháp - truyện ngắn được dịch giả chọn làm tên cho cả cuốn sách, cũng là một tác phẩm hết sức đặc biệt. Mặc dù ai cũng biết sự ác cảm của Vladimir Nabokov với Freud, tuy nhiên các biểu tượng trong truyện ngắn này lại rất đậm chất phân tâm học và ẩn dưới bề ngoài khiêm nhường của một câu chuyện buồn thương về cảnh đời một người lưu vong trong chuyến đi giữa những kẻ xa lạ nơi đất khách quê người, lại là những điều lớn lao hơn rất nhiều, bao trùm thân phận con người nói chung chứ không riêng một mình ai.
"Mây, hồ, tháp" - Quyển 2 của Tổng tập truyện ngắn Nabokov |
Khó đọc và đương nhiên là khó dịch, các kiệt tác của Nabokov đều rất vất vả mới tìm được đường đến độc giả của các nước không nói tiếng Anh. Tuy nhiên, những văn hào vĩ đại như ông cần được đọc và nghiên cứu kỹ ở mọi nơi, vẻ đẹp từ thế giới của họ sẽ làm cho người ta thấy được những tầng cao hơn, những vách núi kỳ vĩ hơn, những vực sâu hơn của cảm xúc, và làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Thanh Bình
16 January 2017
Tuyển truyện ngắn thứ hai của Nabokov đến với độc giả Việt
"Mây, hồ, tháp" – quyển 2 của bộ Tổng tập truyện ngắn Nabokov vừa được dịch giả Thiên Lương và NXB Văn học đưa đến với độc giả Việt Nam.
Chấn Hưng
Zing
Sau quyển 1 với tựa đề Mỹ nhân Nga ra mắt giữa tháng 8/2016, quyển 2 này mang lại cho những người đam mê văn học Nga và văn chương đỉnh cao thêm 17 kiệt tác của một trong các nhà văn vĩ đại nhất của nhân loại, người vẫn được coi như nhà văn của các nhà văn.
Là văn hào Mỹ gốc Nga, Vladimir Nabokov viết hàng chục truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Nga sau khi rời tổ quốc qua châu Âu sống vào năm 1919. Tuy nhiên, từ lúc chuyển sang Mỹ vào năm 1940, ông bắt đầu sáng tác bằng tiếng Anh.
Tổng tập truyện ngắn Nabokov bao gồm toàn bộ 68 tác phẩm của ông.
Do được viết trong hàng chục năm, qua nhiều quốc gia, bằng cả tiếng Anh và Nga, nên 68 truyện ngắn này có thể coi như những cột mốc quan trọng, phản chiếu các thay đổi tư tưởng cũng như sự hình thành phong cách bậc thầy của Nabokov.
Rất nhiều tác phẩm có thể coi như bản thu gọn của các tiểu thuyết lớn của ông, và nhiều nhân vật, chi tiết được phác thảo từ chính các truyện ngắn này.
Theo lời dịch giả Thiên Lương, mặc dù mỗi tác phẩm của Nabokov đều có nét đặc sắc riêng, tuy nhiên trong quyển 2 của bộ tổng tập vẫn có những truyện ngắn đặc biệt nổi trội.
Chẳng hạn: Xuân Fialta - không chỉ được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất, được viết rất trữ tình và phóng khoáng với những chi tiết châm biếm hết sức đặc trưng của Nabokov, mà còn được nhiều học giả nhận định như một tự truyện ẩn chứa nhiều bí mật cuộc đời tác giả.
Chính ông xuất hiện thấp thoáng cả trong vai người kể chuyện cũng như người chồng của tình nhân anh ta. Xét trên mọi phương diện, có thể nói rằng Xuân Fialta vượt hẳn ra ngoài mọi chiều kích của một truyện ngắn thông thường.
Mây, hồ, tháp - không chỉ đơn giản kể về chuyến du lịch kỳ lạ nơi đất khách của một người lưu vong Nga, mà còn ẩn giấu vô số dấu hiệu và biểu hiệu của Nabokov về tình yêu với gia đình, với quê hương, cùng các ẩn ức tình dục sâu kín nhất trong lòng người đàn ông.
Lance - truyện ngắn cuối cùng của Nabokov và cũng là tác phẩm khoa học viễn tưởng gần như duy nhất của ông, được viết hết sức cầu kỳ với những tiên đoán vượt thời gian về ngành du hành vũ trụ tương lai lồng ghép cùng thi ca và những suy ngẫm của chính tác giả về gia đình mình.
Cuộc trở về của Chorb là một tác phẩm đậm chất điện ảnh từng được chọn làm tên chung cho một tuyển tập nổi tiếng của ông,
Nỗi sợ (1926) - đi trước Buồn nôn (La Nausée) của Jean-Paul Sartre hơn chục năm về một số sắc thái tư tưởng nhất định.
Có thể dễ dàng thấy điểm chung trong các truyện ngắn của Nabokov: hồi ức đau buồn và kiêu hãnh về nước Nga vĩ đại mà ông buộc phải từ giã khi còn rất trẻ và bỏ lại sau lưng không chỉ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp mà cả một gia tài khổng lồ.
Tuy nhiên, nhà văn không để mình kẹt lại lồng bẫy vàng son dĩ vãng ấy mà đã tự xây dựng cho mình một thế giới mới, vượt lên trên những xót xa tiếc nuối tầm thường - một thánh đường văn chương kỳ vĩ với các nhân vật dễ sợ được bày ra ngoài mặt tiền và trên các tháp chuông cao ngất...
Nhưng nếu ai gạt bỏ được định kiến và kìm nén được nỗi sợ để bước những bước nhỏ thành kính vào đó qua các cánh cửa oai nghiêm nặng nề, thì biết đâu, sẽ tìm được sự bình yên, sắc màu thiên đường và vẻ đẹp thánh thiện không thuộc về thế giới trần tục bên ngoài.
Chấn Hưng
Zing
Sau quyển 1 với tựa đề Mỹ nhân Nga ra mắt giữa tháng 8/2016, quyển 2 này mang lại cho những người đam mê văn học Nga và văn chương đỉnh cao thêm 17 kiệt tác của một trong các nhà văn vĩ đại nhất của nhân loại, người vẫn được coi như nhà văn của các nhà văn.
Là văn hào Mỹ gốc Nga, Vladimir Nabokov viết hàng chục truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Nga sau khi rời tổ quốc qua châu Âu sống vào năm 1919. Tuy nhiên, từ lúc chuyển sang Mỹ vào năm 1940, ông bắt đầu sáng tác bằng tiếng Anh.
Tổng tập truyện ngắn Nabokov bao gồm toàn bộ 68 tác phẩm của ông.
Do được viết trong hàng chục năm, qua nhiều quốc gia, bằng cả tiếng Anh và Nga, nên 68 truyện ngắn này có thể coi như những cột mốc quan trọng, phản chiếu các thay đổi tư tưởng cũng như sự hình thành phong cách bậc thầy của Nabokov.
Rất nhiều tác phẩm có thể coi như bản thu gọn của các tiểu thuyết lớn của ông, và nhiều nhân vật, chi tiết được phác thảo từ chính các truyện ngắn này.
Mây, hồ, tháp - Tập truyện ngắn thứ hai của Vladimir Nabokov vừa ra mắt độc giả Việt Nam.tion |
Theo lời dịch giả Thiên Lương, mặc dù mỗi tác phẩm của Nabokov đều có nét đặc sắc riêng, tuy nhiên trong quyển 2 của bộ tổng tập vẫn có những truyện ngắn đặc biệt nổi trội.
Chẳng hạn: Xuân Fialta - không chỉ được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất, được viết rất trữ tình và phóng khoáng với những chi tiết châm biếm hết sức đặc trưng của Nabokov, mà còn được nhiều học giả nhận định như một tự truyện ẩn chứa nhiều bí mật cuộc đời tác giả.
Chính ông xuất hiện thấp thoáng cả trong vai người kể chuyện cũng như người chồng của tình nhân anh ta. Xét trên mọi phương diện, có thể nói rằng Xuân Fialta vượt hẳn ra ngoài mọi chiều kích của một truyện ngắn thông thường.
Mây, hồ, tháp - không chỉ đơn giản kể về chuyến du lịch kỳ lạ nơi đất khách của một người lưu vong Nga, mà còn ẩn giấu vô số dấu hiệu và biểu hiệu của Nabokov về tình yêu với gia đình, với quê hương, cùng các ẩn ức tình dục sâu kín nhất trong lòng người đàn ông.
Lance - truyện ngắn cuối cùng của Nabokov và cũng là tác phẩm khoa học viễn tưởng gần như duy nhất của ông, được viết hết sức cầu kỳ với những tiên đoán vượt thời gian về ngành du hành vũ trụ tương lai lồng ghép cùng thi ca và những suy ngẫm của chính tác giả về gia đình mình.
Cuộc trở về của Chorb là một tác phẩm đậm chất điện ảnh từng được chọn làm tên chung cho một tuyển tập nổi tiếng của ông,
Nỗi sợ (1926) - đi trước Buồn nôn (La Nausée) của Jean-Paul Sartre hơn chục năm về một số sắc thái tư tưởng nhất định.
Vladimir Nabokov: Nhà văn của các nhà văn |
Có thể dễ dàng thấy điểm chung trong các truyện ngắn của Nabokov: hồi ức đau buồn và kiêu hãnh về nước Nga vĩ đại mà ông buộc phải từ giã khi còn rất trẻ và bỏ lại sau lưng không chỉ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp mà cả một gia tài khổng lồ.
Tuy nhiên, nhà văn không để mình kẹt lại lồng bẫy vàng son dĩ vãng ấy mà đã tự xây dựng cho mình một thế giới mới, vượt lên trên những xót xa tiếc nuối tầm thường - một thánh đường văn chương kỳ vĩ với các nhân vật dễ sợ được bày ra ngoài mặt tiền và trên các tháp chuông cao ngất...
Nhưng nếu ai gạt bỏ được định kiến và kìm nén được nỗi sợ để bước những bước nhỏ thành kính vào đó qua các cánh cửa oai nghiêm nặng nề, thì biết đâu, sẽ tìm được sự bình yên, sắc màu thiên đường và vẻ đẹp thánh thiện không thuộc về thế giới trần tục bên ngoài.
15 January 2017
"Mây, hồ, tháp" được in xong ngày 11/01/2017
5 tháng sau "Mỹ nhân Nga" - quyển I trong bộ sách 4 quyển Tổng tập truyện ngắn Vladimir Nabokov, thì quyển II - "Mây, hồ, tháp" đã được in xong. Với 3 tháng dịch, 1 tháng biên tập, 1 tháng xin GPXB và các thủ tục in ấn cho một cuốn sách phức tạp dày 320 trang, cũng có thể coi là một kỷ lục cá nhân trong việc dịch Nabokov.
Subscribe to:
Posts (Atom)