28 August 2012

Green-Red-Blue

Lolita trong bộ phim cùng tên, năm 1997

Trích đoạn từ chương 11, Lolita. 

Nguyên bản tiếng Anh:

There my beauty lay down on her stomach, showing me, showing the thousand eyes wide open in my eyed blood, her slightly raised shoulder blades, and the bloom along the incurvation of her spine, and the swellings of her tense narrow nates clothed in black, and the seaside of her schoolgirl thighs. Silently, the seventh-grader enjoyed her green-red-blue comics. She was the loveliest nymphet green-red-blue Priap himself could think up. As I looked on, through prismatic layers of light, dry-lipped, focusing my lust and rocking slightly under my newspaper, I felt that my perception of her, if properly concentrated upon, might be sufficient to have me attain a beggar’s bliss immediately;

Bản dịch tiếng Việt: 

Nơi đó người đẹp của tôi nằm sấp, khoe tôi, khoe những con mắt mở to trong dòng máu ngàn mắt của tôi, cặp xương bả vai hơi nhô lên, làn da phấn lượn theo đường cong lưng, độ mẩy đôi mông căng tròn bó chặt trong chiếc quần lót đen, bãi biển bên cặp đùi nữ sinh của nàng. Cô bé lớp bẩy lặng lẽ tận hưởng truyện tranh đỏ-lục-xanh. Nàng là nymphet yêu kiều nhất mà thần Priap đỏ-lục-xanh có thể tự tạo ra trong tâm tưởng. Khi tôi chăm chú theo dõi, qua những lớp ánh sáng nhiều màu, môi khô ran, hội tụ ham muốn của mình và lắc lư nhè nhẹ dưới tờ báo, tôi có cảm giác là tri giác của tôi về nàng, nếu tập trung vào một cách đúng mức, có thể đủ để cho tôi ngay lập tức đạt tới trạng thái cực sướng của kẻ hành khất;

Mô hình màu RGB





Mô hình màu RGB là mô hình màu bổ sung (additive color model) trong đó ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác. Từ viết tắt RGB trong tiếng Anh có nghĩa là đỏ (red), xanh lá cây (green) và xanh lam (blue) - ba màu gốc trong mô hình này.

Lưu ý rằng mô hình màu RGB tự bản thân nó không định nghĩa thế nào là "đỏ", "xanh lá cây" và "xanh lam" một cách chính xác, vì thế với cùng các giá trị như nhau của RGB có thể mô tả các màu tương đối khác nhau trên các thiết bị khác nhau có cùng một mô hình màu. Trong khi cùng chia sẻ một mô hình màu chung, không gian màu thực sự của chúng lại thay đổi đáng kể.

Tartan Ribbon (Băng vải kẻ ca rô) - Bức ảnh màu đầu tiên trên thế giới
Kỹ thuật chụp: RGB, chụp ba lần với những kính lọc màu khác nhau, sau đó dùng ba máy chiếu sử dụng các kính lọc màu tương đương để hội tụ lên một màn hình.
Người chụp:  James Clerk Maxwell
Năm: 1861


Các màu gốc có liên quan đến các khái niệm sinh học hơn là vật lý, chúng dựa trên cơ sở phản ứng sinh lý học của mắt người đối với ánh sáng. Mắt người có các tế bào cảm quang hình nón nên còn được gọi là tế bào hình nón, các tế bào này thông thường có phản ứng cực đại với ánh sáng vàng - xanh lá cây (tế bào hình nón L), xanh lá cây (tế bào hình nón M) và xanh lam (tế bào hình nón S) tương ứng với các bước sóng khoảng 570 nm, 540 nm và 440 nm.

Mặc dù biên độ cực đại trong phản xạ của tế bào cảm quang không diễn ra ở các bước sóng của màu "đỏ", "xanh lá cây" và "xanh lam", ba màu này được mô tả như là các màu gốc vì chúng có thể sử dụng một cách tương đối độc lập để kích thích ba loại tế bào cảm quang.

Để sinh ra khoảng màu tối ưu cho các loài động vật khác, các màu gốc khác có thể được sử dụng. Với các loài vật có bốn loại tế bào cảm quang, chẳng hạn như chim, người ta có lẽ phải cần tới bốn màu gốc; cho các loài vật chỉ có hai loại tế bào cảm quang, như phần lớn các loại động vật có vú, thì chỉ cần hai màu gốc.

Nguồn: internet.

27 August 2012

Humbert trên sân ga thị trấn Ramsdale

Humbert trên sân ga Ramsdale.
Phim Lolita, 1997.

Tôi trao đổi thư từ với những người này, thuyết phục họ là tôi biết ăn ở sạch sẽ, rồi qua một đêm tuyệt vời trên tàu hỏa, tưởng tượng mọi chi tiết có thể về nymphet bí ẩn mà tôi sẽ dạy kèm bằng tiếng Pháp và mơn trớn bằng cách Humbert. Không ai đón tôi trên sân ga nhỏ như món đồ chơi, nơi tôi xuống tàu với cái túi xách mới đắt tiền, không ai trả lời điện thoại; cuối cùng, dù sao, ông McCoo quẫn trí trong bộ quần áo ướt sũng cũng ló mặt ra tại khách sạn duy nhất của thị trấn Ramsdale xanh đỏ này, báo tin rằng nhà ông vừa cháy ra tro – có lẽ, do bắt lửa từ đám cháy lớn cùng khoảng thời gian ấy, cái đám cháy đã rừng rực cả đêm trong mạch máu tôi. 

Trích đoạn từ chương 10, Lolita.

25 August 2012

Tang vật số hai

Cuốn Nhật ký (mà Humbert gọi là "tang vật số hai") là một chi tiết quan trọng trong Lolita. Humbert ghi chép tất cả cảm xúc hàng ngày vào cuốn Nhật ký của mình, trong đó ghi rõ những suy nghĩ châm biếm, ác cảm về Haze, những dục vọng với Lolita. Sau này, khi đã cưới Haze làm vợ, Humbert luôn cố gắng giấu cuốn Nhật ký nhưng vẫn bị vợ phát hiện ra.

Cuốn nhật ký bỏ túi, bìa đen giả da


Humbert đang viết nhật ký.

Tang vật số hai là cuốn nhật ký bỏ túi, bìa đen giả da, với niên hiệu vàng, 1947, in kiểu en escalier (bậc thang), ở góc trên bên trái. Tôi nói về sản phẩm tinh xảo này của hãng Blank Blank, Blankton, bang Massachusetts, tựa như nó đang thật sự trước mặt tôi. Trong thực tế, nó đã bị tiêu hủy năm năm trước đây, và cái chúng ta xem xét lúc này (nhờ trí nhớ hình ảnh) chỉ là thoáng hiện thân của nó, một con phượng hoàng non trần trụi và yếu ớt.

Tôi nhớ chính xác chuyện này như vậy vì thật ra tôi đã viết nó hai lần. Lần đầu tôi viết nhanh từng mục bằng bút chì (với nhiều tẩy xóa và chỉnh sửa) trên những tờ giấy từ cái vẫn được biết đến với tên thương mại là “sổ tay”; rồi sau đó, lược bỏ đôi chút cho dễ hiểu hơn, tôi chép lại chúng bằng nét chữ nhỏ nhất và ma quái nhất vào cuốn sổ nhỏ màu đen vừa nhắc đến.

Trích đoạn chương 11, Lolita.

23 August 2012

Vài hình ảnh chương 10 trong phim Lolita (1997)

Nói về bước ngoặt đột ngột: chúng tôi suýt nữa thì cán lên chú chó bắng nhắng (một con trong lũ chó ngoại ô thích rình mò ô tô) khi rẽ vào phố Lawn. Xa thêm đôi chút là ngôi nhà cô Haze, một khối kinh tởm trăng trắng, ló ra, nhìn dơ dáy và cũ kỹ, ngả màu xám hơn là trắng – cái loại nhà mà ta biết là sẽ có ống cao su cắm vào vòi nước bồn tắm thay thế cho vòi sen. Tôi bo cho tay tài xế và hy vọng gã sẽ lái xe đi ngay để tôi có thể quay lại khách sạn mà không ai thấy rồi cuốn gói; nhưng gã vừa chạy qua bên kia phố nơi quý bà già nua cất tiếng gọi gã từ cổng nhà bà. Tôi có thể làm gì đây? Tôi nhấn chuông.

Trích đoạn chương 10, Lolita

Lolita Bản dịch tiếng Việt,

Phép lịch sự Cựu lục địa, tuy nhiên, buộc tôi tiếp tục chịu cực hình. Chúng tôi đi ngang qua chiếu nghỉ đầu cầu thang bên tay phải nhà (nơi “tôi sống ở phòng này, còn Lo ở phòng kia”- Lo chắc là chị hầu gái), và vị Khách trọ - Nhân tình khó có thể giấu cái rùng mình khi anh ta, người đàn ông rất kỹ tính, được cho xem trước phòng tắm duy nhất, một khoang chữ nhật bé xíu nằm giữa chiếu nghỉ và phòng của “Lo”, cùng những thứ ướt nhèm mềm oặt vắt vẻo trên cái bồn tắm đáng ngờ (sợi lông cuốn thành hình dấu hỏi trong đó); với cuộn rắn cao su đã đoán trước, và đi cùng bộ với nó – tấm nệm hồng nhạt, bẽn lẽn phủ lên nắp bàn cầu.

Trích đoạn chương 10, Lolita


Lolita Bản dịch tiếng Việt

Lolita Bản dịch tiếng Việt


19 August 2012

Petrarch và Laura


Trích đoạn chương 5, Lolita:

Và khi Petrarch yêu điên dại Laureen, nàng là một nymphet tóc vàng mười hai tuổi, chạy tung tăng trong gió, phấn hoa và bụi, một bông hoa bay lượn trong miền đồng bằng tươi đẹp nhìn từ dãy đồi Vaucluse.


Chân dung Laura

Petrarch ngắm Laura


Francesco Petrarca

Francesco Petrarca (20 tháng 7 năm 1304 - 18 tháng 7 năm 1374) là nhà thơ Ý được xem như ông tổ của thơ mới châu Âu.



Francesco Petrarca sinh ở Arezzo. Bảy tháng sau gia đình chuyển đến Toscana. Năm 1312 cả nhà lại chuyển sang Avignon, Pháp. Năm 1320 Petrarca cùng anh trai sang Bologna học ngành luật. Sau khi bố mất, cả hai anh em trở lại Avignon. Năm 1327, trong ngày Thứ Sáu tốt lành, Petrarca gặp và yêu cô gái có tên là Laura de Noves ở nhà thờ Avignon. Chính Laura là nguồn cảm hứng cho Petrarca viết hàng trăm bài sonetto bất tử.

Sáng tác của Petrarca chia làm hai phần: phần thơ ca viết bằng tiếng Ý và phần những sáng tác khác viết bằng tiếng Latin.

Năm 1337 Petrarca viết thiên sử thi Africa (Châu Phi) về nhà chinh phục Publius Cornelius Scipio Africanus và cuốn De Viris Illustribus (Về những người nổi tiếng). Năm 1341 nghị viện La Mã trao tặng nhà thơ giải thưởng vòng nguyệt quế. Những năm 1342-1343 Petrarca viết cuốn Secretum (Bí mật của tôi), các trường ca Triumphus Cupidinis (Tình yêu lên ngôi), Triumphus Pudicitie (Trí tuệ lên ngôi). Năm 1350 Petrarca làm quen với nhà thơ Giovanni Boccaccio và viết thêm một số tác phẩm như: Triumphus Fame (Vinh quang lên ngôi), Triumphus Mortis (Cái chết lên ngôi)...

Tuy vậy, tác phẩm nổi tiếng nhất của Petrarca là Canzoniere (Quyển sách những bài ca). Đã bao thế kỉ trôi qua nhưng loài người vẫn mãi còn nhớ đến Petrarca với Canzoniere gồm 366 bài sonetto và nhiều bài thơ khác. Canzoniere bao gồm "Những bài ca về cuộc đời của người đẹp Laura" và "Những bài ca về cái chết của người đẹp Laura de Noves". Petrarca nhìn thấy Laura buổi sáng ngày 6 tháng 4 năm 1327 ở Avignon, một ngày Thứ sáu định mệnh. Chàng thi sĩ Petrarca đã yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên này như một thứ ánh sáng siêu nhiên ngoài Trái Đất. Khi đó Laura đã lấy chồng được 2 năm, sau này nàng có 11 đứa con. Đó là: Paul, Audebert, Hugues III, Pierre, Jacques, Joannet, Philippe, Augière, Ermessende, Marguerite, Garsende. Còn chàng thi sĩ sau lần gặp cái ánh mắt ấy suốt 21 năm trời ngồi làm thơ ca ngợi một thiếu nữ trinh bạch và thanh khiết. Petrarca đã trút hết tình cảm của mình vào những dòng thơ ca ngợi và dường như Laura cũng từng biết đến những bài thơ này, "nhưng mà em đã thuộc về người khác". Năm 1348 nạn dịch hoành hành khắp châu Âu đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người, trong số đó có Laura. Petrarca mất tại Arquà.

Nguồn: internet

18 August 2012

Dante


Durante degli Alighieri hay Dante Alighieri hay, đơn giản hơn, Dante (1265-1321) là nhà thơ, nhà thần học người Ý, tác giả của hai kiệt tác La Divina Commedia (Thần khúc) và La Vita Nuova (Cuộc đời mới). Dante còn được gọi là "Cha đẻ của tiếng Ý". [1]


Lolita Bản dịch tiếng Việt
Chân dung Dante Alighieri's 
Họa sỹ: Sandro Botticelli
1495

Tiểu sử: 

Dante sinh năm 1265 tại Florence, Ý. Không rõ ngày sinh chính xác của ông, mặc dù người ta tin rằng ông sinh vào năm 1265. Có một số nguồn tin cho rằng ngày sinh của ông vào khoảng từ 14 tháng 5 đến 13 tháng 6. Mẹ của Dante, Bella degli Abati, mất khi ông 7 tuổi; ngay sau đó bố của Dante, Alighiero de Bellincione, cưới người vợ thứ hai, Lapa di Chiarissimo Cialuffi, và họ có hai con: em trai Francesco và em gái Gaetana của Dante. Thời trẻ, Dante được Brunetto Latini, một người có kiến thức uyên bác, dạy tiếng Latin và truyền cho niềm thích thú văn chương. Thông qua tiếng Latin mà Dante say mê thơ ca cổ đại và tôn sùng thơ Virgil. Dante còn học tiếng Pháp, tiếng Provençe, đi sâu nghiên cứu thần học, triết học, thiên văn học và trở thành người có kiến thức bách khoa uyên bác bậc nhất ở thời đại ông.

Vào thời đó, Ý chưa phải là một quốc gia thống nhất mà bao gồm hàng chục quốc gia nhỏ, các công quốc tự trị. Chính những phân hóa sâu sắc trong xã hội Ý thời bấy giờ đã dẫn đến những cuộc chiến tranh giữa các tiểu quốc và cả những cuộc nội chiến trong từng tiểu quốc.

Dante biết yêu và làm thơ từ rất sớm. Ngay từ khi 12 tuổi gia đình ông đã hứa hôn với gia đình của Gemma di Manetto Donati, tuy rằng ông đã yêu một cô gái khác tên Beatrice Portinari, con gái của Folco Portinari. Những bài thơ về mối tình tuổi thiếu niên sau này được gom lại thành tập La Vita Nuova. Năm 1295 Dante tham gia hoạt động chính trị, đứng về phái Guelfi đối lập với phái Ghibellini. Năm 1289 phái Guelfi thắng thế nhưng rồi lại chia ra thành phe Đen và phe Trắng. Dante theo phe Trắng, kiên quyết chống lại đường lối dựa vào Giáo hoàng. Giáo hoàng cầu viện Hoàng tử Pháp Charles de Valois. Năm 1301 quân Pháp tiến vào Firenze, phe Đen lưu vong trở về tổ chức đàn áp phục thù. Dante bị kết án hai lần, phải rời bỏ quê hương đi sống lưu vong và mai danh ẩn tích. Thời kỳ này ông bắt đầu viết La Divina Commedia.

Dante mất năm 1321 tại Ravenna.

Tác phẩm: 

Dante là tác giả của các tập Rime (Thơ), Il convivio (Bữa tiệc), De vulgari eloquentia (Về hùng biện đại chúng), De monarchia (Về chế độ quân chủ)... Tuy vậy, những tác phẩm này chỉ một số ít các nhà nghiên cứu quan tâm, còn độc giả khắp thế giới hầu như chỉ biết hai kiệt tác: La Vita Nuova (Cuộc đời mới) và La Divina Commedia (Thần khúc).

Tác phẩm La Vita nuova (Cuộc đời mới) bao gồm thơ và văn xuôi, viết về tình yêu của Dante với Beatrice Portinari. Nhà thơ nhìn thấy ở người con gái trần tục này một ý tưởng thánh thần được thể hiện qua những con số: "Số 3 là nguồn gốc của số 9, ba lần ba là chín. Như vậy, nếu 3 có thể sinh ra 9 thì điều kì diệu ở trong mình – Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Linh – ba trong một. Từ đó rút ra kết luận rằng: người con gái này là số 9, nghĩa là điều kì diệu và nguồn gốc của điều kì diệu này là "Tam vị nhất thể". Những lập luận này thể hiện tinh thần của thời đại bấy giờ nhưng phải nói rằng nhà thơ đã dũng cảm khi đem người yêu của mình so sánh với Ba Ngôi thần thánh.

Dante gặp Beatrice lần đầu khi nàng lên 9 tuổi. "Linh hồn của cuộc sống" này đã bao trùm lấy tâm hồn Dante. Beatrice chỉ khẽ nghiêng mái đầu cúi chào mà đã làm chàng Dante đem lòng yêu ngay lập tức. Chàng vội về nhà viết bài thơ đầu tiên về nàng. Chín năm sau, khi nàng đã 18 tuổi, hai người hay gặp nhau ngoài đường phố, nhưng Dante cũng không biết gì nhiều về nàng. Hễ nhìn thấy Beatrice là Dante lại luống cuống, xúc động, không thể làm chủ được bản thân và tự nhủ lòng sẽ không bao giờ tìm gặp Beatrice nữa. Những chi tiết này được Dante mô tả rất tỉ mỉ trong La Vita Nuova. Sau đó Beatrice đi lấy chồng nhưng tình yêu của Dante đối với nàng vẫn không hề suy giảm. Ngược lại, tình yêu này là nguồn cảm hứng cho Dante viết ra hai kiệt tác La Vita Nuova và La Divina Commedia. Beatrice mất năm 1290. Dante khóc suốt một năm ròng và những người đương thời kể rằng họ không bao giờ còn nhìn thấy Dante cười nữa. Dante và Beatrice Portinari trở thành một biểu tượng của tình yêu đôi lứa trong văn chương thế giới như Petrarca và Laura de Noves, Tristan và Isolt, Romeo và Juliet.

La Divina Commedia (Thần khúc) là một tác phẩm thơ đồ sộ gồm ba phần: Địa ngục (Hell), Tĩnh ngục (Purgatory), Thiên đường (Paradise). Mỗi phần có 33 khúc, cộng 1 khúc mở đầu, tất cả là 100 khúc với hơn 14.000 câu thơ. Người ta vẫn thường gọi La Divina Commedia là "Kinh Thánh của thời Trung cổ". Trong tác phẩm vĩ đại này, Dante đặt ra cho mình một mục đích vĩ đại: giúp loài người thoát khỏi nỗi sợ hãi trước cái chết. Nhiệm vụ này ở thời bấy giờ là vô cùng quan trọng: trong linh hồn con người có một nỗi sợ về những cực hình ở Địa ngục mà người ta vẫn nghe qua những lời rao giảng và thuyết giáo. Khác với những nhà triết học theo trường phái Epicurus, Dante không khuyên người đời quên đi cái chết, hay như những nhà triết học thế kỉ Ánh sáng, khẳng định rằng Địa ngục là do các cha đạo nghĩ ra, Dante tin rằng Địa ngục là có thật và chỉ có sự Can đảm, Danh dự và Tình yêu có thể giúp con người thoát khỏi Địa ngục. Thần khúc mở đầu bằng những lời cay đắng về cái chết của Beatrice nhưng tác giả bỗng nhiên hiểu ra rằng nàng là con người cao thượng, trong trắng và không thể chết. Thế là linh hồn của Beatrice Portinari, với sự giúp đỡ của nhà thơ Virgil đã dẫn Dante và người đọc đi hết các tầng ngục, chứng kiến hết những nỗi kinh hoàng của Địa ngục.

Trên cánh cổng vào Địa ngục có dòng chữ "kẻ vào đây hãy quên niềm hy vọng" nhưng Virgil khuyên Dante hãy quên nỗi sợ hãi, vì rằng chỉ với đôi mắt mở to thì con người mới có thể nhìn ra nguồn gốc của mọi cái ác. Cũng theo Dante thì linh hồn con người có thể bị đày xuống Địa ngục ngay cả khi thân xác còn sống nhởn nhơ nơi dương thế, bởi Địa ngục không phải là một địa điểm hay nơi chốn cụ thể nào, mà Địa ngục là một "trạng thái của lòng người". Người nào sống trong lầm lỗi sẽ rơi vào trạng thái đó. Ngay cả lầm lỗi của lòng thù hận – cả người trả thù và nạn nhân của sự trả thù đều bị đày xuống Địa ngục, và khi nạn nhân còn căm thù kẻ đã hành hạ mình thì vẫn chưa thể thoát ra khỏi Địa ngục.


Nguồn: internet


[1] http://it.wikipedia.org/wiki/Dante_Alighieri

17 August 2012

Dante gặp Beatrice

Dante gặp Beatrice trên cầu Ponte Santa Trinita (Florence)
Họa sỹ: Henry Holiday
1883
National Museums and Galleries on Merseyside  , Liverpool

Trích đoạn chương 5, Lolita:

Nói cho cùng, Dante yêu Beatrice điên dại khi nàng mới chín tuổi, một bé gái linh lợi, đáng yêu, tô son điểm phấn, đeo đầy trang sức, mặc chiếc đầm đỏ thắm, đó là năm 1274, ở Florence, tại bữa tiệc riêng tư trong tháng Năm dễ chịu. 


Beatrice Meeting Dante at a Marriage Feast, Denies Him Her Salutation
Họa sỹ: Dante Gabriel Rossetti
1855
 Ashmolean Museum 

Vài hình ảnh về "Observation Car"


Trích đoạn văn đầu chương 5, Lolita:

Những ngày thanh xuân của tôi, khi nhìn lại, dường như bay xa khỏi tôi trong cơn lốc xoáy quay cuồng các mẩu vụn lờ mờ, như cơn bão tuyết ban mai toàn những mảnh giấy lau đã dùng, mà hành khách nhìn thấy cuốn theo sau toa quan sát cuối đoàn tàu. Tôi thực dụng, giễu cợt và nhanh gọn trong những quan hệ mang tính vệ sinh với đàn bà. Khi còn là sinh viên ở London và Paris, gái làm tiền cũng đủ với tôi. 

Nguyên bản tiếng Anh:

The days of my youth, as I look back on them, seem to fly away from me in a flurry of pale repetitive scraps like those morning snow storms of used tissue paper that a train passenger sees whirling in the wake of the observation car. In my sanitary relations with women I was practical, ironical and brisk. While a college student, in London and Paris, paid ladies sufficed me.

Trong đoạn văn này có từ "observation car" có vẻ hơi xa lạ với độc giả VN. Dưới đây là một số hình mô tả để độc giả hiểu về nó.

Lolita: Toa quan sát cuối đoàn tàu.


Lolita: Toa quan sát cuối đoàn tàu.

Lolita: Toa quan sát cuối đoàn tàu.


16 August 2012

"Rack of joy" là cái gì?

Đoạn văn cuối cùng của chương 5 Lolita có một từ rất thú vị, được tô đậm dưới đây:

Rope-skipping, hopscotch. That old woman in black who sat down next to me on my bench, on my rack of joy (a nymphet was groping under me for a lost marble), and asked if I had stomachache, the insolent hag. Ah, leave me alone in my pubescent park, in my mossy garden. Let them play around me forever. Never grow up.

Mới đọc qua, thì rất dễ dịch từ "rack" này thành "giá đỡ", và "rack of joy" thành "giá đỡ niềm vui"!!! Dịch như thế, theo từ điển thì không sai, nhưng chẳng còn chất gì của Nabokov hết! Dịch thế cũng coi như chưa dịch!

Ngoài cái nghĩa "giá đỡ" ra, thì rack còn một nghĩa khác là cái trăn - một dụng cụ tra tấn thời trung cổ, phổ biến ở Châu Âu trong nhiều thế kỷ. Thiết kế của nó đa dạng nhưng đều bắt nguồn từ ý tưởng: Trói tứ chi nạn nhân vào dụng cụ, sau đó đao phủ dùng quay tay hoặc bánh xe lăn để kéo căng cơ thể nạn nhân cho đến khi các khớp trên cơ thể bị đứt gẫy. Nếu tiếp tục tra tấn, các chi có thể bị xé rời. Đôi khi người ta còn kết hợp thêm một số kiểu tra tấn khác để tăng sự đau đớn, ví dụ như đốt lửa phía dưới cơ thể nạn nhân, và cuối cùng đống lửa này sẽ được dập tắt bằng máu tuôn ra khi tứ chi bị xé đứt.

Một cái trăn cổ
Cảnh tra tấn nạn nhân trên cái trăn

Rack ở ngữ cảnh này nên hiểu là cái trăn tra tấn. Đó là một cách viết ẩn dụ châm biếm rất hay của Nabokov. Đoạn văn này mô tả Humbert đang giả bộ đọc sách trên cái ghế băng ở công viên, xung quanh là các bé gái xinh đẹp chơi đùa, có một bé luồn xuống dưới ghế Humbert đang ngồi để nhặt hòn bi đi lạc; và Humbert căng người ra, khổ sở kiềm chế dục vọng trong mình. Chiếc ghế băng mà Humbert đang ngồi làm anh ta có cảm tưởng như cái trăn tra tấn - cái trăn của niềm khoái lạc đớn đau.


Hai công chúa con Vua Akhnaten

“Daughters of Akhenaton,” fragment of a wall painting from a small residential building of Akhetaton, Tell el-Amarna, New Kingdom, 18th dynasty; in the Ashmolean Museum, Oxford



Còn đây là hai công chúa sông Nile sắp đến tuổi lấy chồng, con gái Vua Akhnaten và hoàng hậu Nefertiti (cặp vợ chồng hoàng tộc này có đến sáu đứa con), không mặc gì ngoài những chuỗi hạt rực sáng, thả mình trên nệm, nguyên vẹn sau ba ngàn năm, với tấm thân dậy thì da nâu nềm, trọc đầu và đôi mắt đuôi dài đen láy. 

(Trích đoạn chương 5, Lolita)

15 August 2012

Lolita: một số từ khó dịch ở chương 10


Lolita Bản dịch tiếng Việt - một số từ khó dịch ở chương 10

Chương 10 của Lolita có khá nhiều từ khó dịch, nhiều đoạn khó dịch, là cái bẫy chết người cho dịch giả. Ví dụ:

1.

Tiếng Anh:

“I see you are not too favorably impressed,” said the lady letting her hand rest for a moment upon my sleeve: she combined a cool forwardness—the overflow of what I think is called “poise”—with a shyness and sadness that caused her detached way of selecting her words to seem as unnatural as the intonation of a professor of “speech.”

Tiếng Nga:

“Я вижу, впечатление у вас не очень благоприятное”, сказала моя дама, уронив на миг руку ко мне на рукав. В ней сочеталась хладнокровная предприимчивость (переизбыток того, что называется, кажется, “спокойной грацией”) с какой-то застенчивостью и печалью, из-за чего особая тщательность, с которой она выбирала слова, казалась столь же неестественной, как интонации преподавателя дикции. 

- forwardness: offensive boldness and assertiveness; từ dùng trong bản tiếng Nga: Предприимчивость – деловая активность, инициативность, способность к начинанию и осуществлению дела, приносящего успех. Предпринять что-либо — значит сделать инициативное, упреждающее действие, проявить активность до того, как будут четко определены ее условия и последствия.

- poise: graceful and elegant bearing; (tham khảo: http://www.elegantwoman.org/poise.html)

2.

We passed on to a small pantry and entered the dining room, parallel to the parlor we had already admired.

- Pantry: a small room or cupboard in which food, crockery, and cutlery are kept - kho hoặc tủ đựng thực phẩm, bát đĩa, dao thớt,... cho bếp.

3.

and there were the expected coils of the rubber snake, and its complement—a pinkish cozy, coyly covering the toilet lid.

- Cozy: tấm đệm phủ trên nắp bồn cầu toa lét.

- Coils of the rubber snake: cái ống cao su (cắm vào vòi nước bồn tắm thay cho vòi hoa sen) cuộn tròn nhìn giống con rắn.

4.

Tiếng Anh:

I was perfectly aware that if by any wild chance I became her lodger, she would methodically proceed to do in regard to me what taking a lodger probably meant to her all along, and I would again be enmeshed in one of those tedious affairs I knew so well.

Tiếng Nga:

Я вполне понимал, что ежели по какому-либо невероятному стечению обстоятельств оказался бы её жильцом, она бы методически принялась делать из меня то, что ей представлялось под словом “жилец”, и я был бы вовлечён в одну из тех скучных любовных историй, которые мне были так знакомы.

Đoạn này khó chuyển ngữ cho đúng và mượt mà. Rất dễ dịch loạn như một dịch giả "nổi tiếng" đã làm! 

5.

The front hall was graced with door chimes, a white-eyed wooden thingamabob of commercial Mexican origin, and that banal darling of the arty middle class, van Gogh’s “Arlésienne.” A door ajar to the right afforded a glimpse of a living room, with some more Mexican trash in a corner cabinet and a striped sofa along the wall.There was a staircase at the end of the hallway, and as I stood mopping my brow (only now did I realize how hot it had been out-of-doors) and staring, to stare at something, at an old gray tennis ball that lay on an oak chest, there came from the upper landing the contralto voice of Mrs. Haze, who leaning over the banisters inquired melodiously, “Is that Monsieur Humbert?” A bit of cigarette ash dropped from there in addition.

Đoạn này đơn giản, nhưng lưu ý các từ hall, hallway,... dịch không đúng sẽ làm cho độc giả không hình dung được cảnh căn nhà nơi Lolita đang ở.

6.

I groped for the timetable I had in my pocket and surreptitiously fished it out to look as soon as possible for a train.

Đoạn này có dịch giả dịch thành thế này:

Tôi rờ rẫm trong túi tìm bảng giờ tàu, lén lôi ra xem có chuyến nào sớm nhất.


11 August 2012

Ánh mắt Lolita lần đầu tiên nhìn thấy Humbert

Trích đoạn chương 10, Lolita, khi Humbert lần đầu tiên gặp Lolita:

không có chút dấu hiệu nào báo trước, một làn sóng biển xanh ngắt cồn lên ngay dưới trái tim tôi và, từ cái thảm trong vũng nắng, gần như trần truồng, quỳ chân, xoay người trên đầu gối, tình yêu Riviera của tôi đang nhướng mắt chăm chú nhìn tôi trên chiếc kính râm. 

Quảng cáo phim Lolita, 1962

8 August 2012

Bức tranh Arlèsienne của Van Gogh


Trích chương 10 Lolita:

Người hầu gái da màu cho tôi vào nhà - và để mặc tôi đứng trên tấm thảm chùi chân trong khi chị ta vội vàng quay vào bếp nơi có cái gì đó không được để cháy đang cháy khét. 

Sảnh trước được tô điểm bằng chuông gió treo cửa, một thứ quái quỷ gì đấy mắt trắng dã, làm từ gỗ, hàng chợ xuất xứ Mexico, và vật cưng quen thuộc đến nhàm chán của giới trung lưu chây bầy chất nghệ, bức "Arlèsienne" của Van Gogh. Cánh cửa hé mở phía bên phải cho thấy loáng thoáng căn phòng tiếp khách, có thêm vài thứ rác rưởi từ Mexico trong tủ góc và bộ sô pha kẻ sọc kê dọc tường. 




7 August 2012

Bức tranh Kreutzer Sonata của Renè Prinet


Trích chương 10 Lolita

Nhưng làm sao tôi trọ được ở đây. Tôi không thể nào thấy vui vẻ trong kiểu nhà ở có những tờ tạp chí sờn rách vương vãi trên mọi cái ghế và thể loại lai tạp tởm lợm giữa hài kịch của cái gọi là “đồ đạc hiện đại thiết kế hướng công năng” với bi kịch của xích đu gẫy và bàn đèn lung lay với những bóng đèn đã hỏng. Tôi được đưa lên trên nhà, rẽ trái vào phòng “của tôi”. Tôi ngắm nghía nó qua màn sương mù từ chối dứt khoát; nhưng tôi vẫn cảm thấy trên đầu giường “của tôi” treo bức “Kreutzer Sonata” của Renè Prinet. Và cô ta gọi cái phòng cho chị hầu gái này là “bán-thư phòng”! Chuồn ra khỏi chỗ này ngay, tôi kiên quyết tự nhủ trong khi giả bộ cân nhắc kỹ lưỡng trên mức giá thấp vô lý và đáng ngờ, mà bà chủ nhà u hoài của tôi hỏi xin cho cả ăn và ngủ.


Kreutzer Sonata

5 August 2012

Vài hình ảnh cô Haze trong phim Lolita

Nữ diễn viên Melanie Griffith đóng vai cô Haze (mẹ Lolita) trong phim Lolita (1997). Humbert lần đầu gặp Haze khi đi thuê nhà ở chương 10, trong đoạn văn sau:


Cầu thang nằm cuối hành lang, trong khi tôi đang đứng lau trán (chỉ lúc này tôi mới nhận ra bên ngoài nóng như thế nào) và nhìn chằm chằm, để dừng được mắt vào thứ gì đó, một quả bóng tennis cũ màu xám nằm trên cái rương gỗ sồi, thì từ trên gác vọng xuống giọng nữ trầm của cô Haze, đang nghiêng người qua lan can cầu thang, du dương hỏi, “Ông Humbert đấy ạ?” Thêm vào đó là chút tàn thuốc rớt xuống từ chỗ ấy. Chẳng mấy chốc, đích thân cô chủ nhà – đôi dép xăng đan, cái quần hạt dẻ, áo lụa mỡ gà, mặt vuông chữ điền, theo thứ tự ấy – bước xuống cầu thang, ngón tay trỏ vẫn còn đang nhè nhẹ gõ trên điếu thuốc.

Tôi nghĩ, tốt nhất là tôi nên mô tả cô nàng ngay lập tức, cho xong chuyện. Quý cô đáng thương này tầm ba nhăm tuổi, trán bóng nhoáng, lông mày tỉa tót và có những nét hoàn toàn mộc mạc nhưng không phải là không quyến rũ, thuộc cái kiểu có thể coi như nước ốc của Marlene Dietrich. Nắn lại búi tóc màu nâu đồng của mình, cô dẫn tôi vào phòng khách và chúng tôi trao đổi một lát về vụ cháy nhà ông McCoo và những đặc lợi của cuộc sống ở Ramsdale. Đôi mắt cô màu xanh rêu biển nằm cách rất xa nhau có kiểu nhìn ngồ ngộ, lướt khắp người đối diện, thận trọng lảng tránh ánh mắt họ. Nụ cười của cô chỉ là cái nhướng một bên lông mày đầy vẻ hoài nghi;[...]

Dưới đây là vài hình ảnh minh họa cho chương 10, lấy từ bộ phim này.

Lolita Bản dịch tiếng Việt


Lolita Bản dịch tiếng Việt


Lolita Bản dịch tiếng Việt



4 August 2012

Ai là "nhân vật mới tới" trong đoạn cuối chương 9 của Lolita?


Lolita Freud

Lolita, đoạn cuối chương 9, nguyên bản:

The reader will regret to learn that soon after my return to civilization I had another bout with insanity (if to melancholia and a sense of insufferable oppression that cruel term must be applied). I owe my complete restoration to a discovery I made while being treated at that particular very expensive sanatorium. I discovered there was an endless source of robust enjoyment in trifling with psychiatrists: cunningly leading them on; never letting them see that you know all the tricks of the trade; inventing for them elaborate dreams, pure classics in style (which make them, the dream-extortionists, dream and wake up shrieking); teasing them with fake "primal scenes"; and never allowing them the slightest glimpse of one's real sexual predicament. By bribing a nurse I won access to some files and discovered, with glee, cards calling me "potentially homosexual" and "totally impotent." The sport was so excellent, its results--in my case--so ruddy that I stayed on for a whole month after I was quite well (sleeping admirably and eating like a schoolgirl). And then I added another week just for the pleasure of taking on a powerful newcomer, a displaced (and, surely, deranged) celebrity, known for his knack of making patients believe they had witnessed their own conception.

Bản dịch tiếng Việt:

Độc giả sẽ thấy thương cảm khi biết rằng không lâu sau chuyến quay về thế giới văn minh tôi có cuộc vật lộn nữa với bệnh điên (nếu như định nghĩa phũ phàng này có thể áp dụng cho sự u sầu và cảm giác khao khát bị đè nén đến không thể chịu đựng nổi). Tôi hoàn toàn hồi phục nhờ vào khám phá tôi tìm được khi đang điều trị ở viện điều dưỡng đặc biệt đắt đỏ này. Tôi khám phá ra nguồn giải trí lành mạnh bất tận trong việc đùa giỡn với các bác sỹ tâm thần; khôn khéo dắt mũi họ; không bao giờ để họ thấy rằng ta biết tất cả những mánh lới nghề nghiệp; sáng tác cho họ những giấc mơ trau chuốt, phong cách thuần túy kinh điển (những thứ làm cho họ, những kẻ bóp nặn giấc mơ, mộng mị và rú lên thức giấc); trêu chọc họ bằng các “nguyên cảnh” [3] giả tạo; và không bao giờ để cho họ có ý niệm mong manh lờ mờ nào về rắc rối tình dục thực sự của bệnh nhân. Bằng cách mua chuộc cô y tá, tôi mò vào được vài hồ sơ và tìm ra, với sự thích thú, các tấm thẻ dữ liệu gọi tôi là “ có khả năng trở thành tình dục đồng giới” và “hoàn toàn liệt dương”. Trò đùa này thật là vui, kết quả của nó – với trường hợp của tôi – tuyệt đến nỗi tôi nán lại thêm cả tháng sau khi đã hoàn toàn khỏe mạnh (ngủ ngon lành và ăn như gái mới lớn). Rồi sau đó tôi nấn ná thêm một tuần nữa chỉ vì thích tranh biện với nhân vật mới tới, một kẻ lưu vong (và, chắc chắn là, bị loạn trí) nổi danh, có ảnh hưởng lớn, được biết đến vì sở trường làm cho bệnh nhân tin rằng họ đã chứng kiến sự thụ thai của chính mình.

[3]. Nguyên bản: Primal scene. Trong phân tâm học, nguyên cảnh (cảnh nguyên sơ ban đầu) là sự chứng kiến của đứa trẻ với hành vi tình dục, thường là giữa cha mẹ, gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên sự phát triển tâm lý của đứa trẻ.

Giải thích:

Nabokov tấn công Freud và lý thuyết của ông ấy trong toàn bộ đoạn văn cuối chương 9 Lolita. Đặc biệt là những dòng văn cuối cùng, Nabokov đã châm biếm ám chỉ Freud là "một kẻ lưu vong (và, chắc chắn là, bị loạn trí) nổi danh, có ảnh hưởng lớn, được biết đến vì sở trường làm cho bệnh nhân tin rằng họ đã chứng kiến sự thụ thai của chính mình." Không muốn bình luận gì về quan điểm cá nhân này của Nabokov, tuy nhiên, đứng dưới góc độ dịch thuật, thì cần phải hiểu rõ dụng ý của nhà văn để chuyển ngữ cho chính xác. Câu văn ngắn này có hai từ rất dễ dịch sai là:

- Powerfull: Rất nhiều phương án chuyển ngữ cho từ này, nhưng theo tôi, Freud là nhà khoa học, nhà triết học, nhà tư tưởng lớn của nhân loại chứ không phải một quân nhân, doanh nhân, chính khách, nên dịch từ này thành ảnh hưởng lớn thì đúng hơn là hùng mạnh, mạnh mẽ, thậm chí là lợi hại như một dịch giả đã làm. Từ "lợi hại" mà dành cho một vĩ nhân như Freud thì có vẻ không phù hợp.

- Displaced: Freud là người Do Thái, chịu sự kỳ thị chủng tộc lâu năm, bản thân ông cũng phải lưu vong nhiều lần. DP (Displaced Person) còn là một cụm từ phổ biến trong tiếng Anh, để chỉ những người phải xa quê hương vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nên dịch từ này thành lưu vong. Trong bản tiếng Nga, DP còn được Nabokov châm biếm qua nghĩa Dementia Praecox (sa sút tâm trí sớm, hay còn gọi là tâm thần phân liệt. Thuật ngữ Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là sáng tạo vào năm 1908 của nhà tâm lý và tâm thần học Thụy Sĩ Eugen Bleuler (1857-1939), nhằm mô tả một rối loạn trước đó được biết tới với tên gọi “Dementia Praecox” (sa sút tâm trí sớm) do Emil Kraepelin định danh.)

Tham khảo bản Lolita tiếng Nga, đoạn cuối cùng của chương 9:

А после этого я ещё прикинул недельку единственно ради того, чтобы иметь удовольствие потягаться с могучим новым профессором из “перемещённых лиц”, или Ди-Пи (от “Дементии Прекокс”), очень знаменитым, который славился тем, что умел заставить больного поверить, что тот был свидетелем собственного зачатия.

3 August 2012

Sigmund Freud


Nabokov rất hay công kích Freud trong các tác phẩm văn học của mình, và Lolita không phải ngoại lệ. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng không ai có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng cũng như sự vĩ đại của Freud. Được biết đến như cha đẻ của ngành phân tâm học, tuy nhiên những công trình khoa học của Freud đã vượt xa khỏi phạm vi hẹp của mình.

Tiểu sử Freud. 



Thời trẻ

SIGMUND FREUD sinh năm 1856 ở Freiburg (hiện nay là Pibor thuộc cộng hòa Séc), một thị trấn ở nước Moravia (lúc ấy thuộc đế quốc Áo). Tên khai sinh của ông là Sigismund Schlomo Freud nhưng về sau (năm 1877) chính ông đã rút ngắn tên mình thành Sigmund Freud. Mẹ ông là vợ thứ ba của Jacob (1815–1896), cha ông, và khi sinh Sigmund bà chỉ mới 21 tuổi. Cha của Freud là một doanh nhân Do Thái, hay giúp đỡ người khác, hơn vợ ba của mình đến 20 tuổi. Vào lúc Freud được 3 tuổi, cha ông bị vỡ nợ. Hoàn cảnh của gia đình Freud không cải thiện những năm sau đó, và vào năm 1860 - lúc Freud mới lên bốn tuổi - gia đình ông đã mất hết của cải và phải chạy trốn qua thành Wien, thủ đô nước Áo. Tuy túng thiếu, song gia đình của Freud luôn cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho ông được học tập đến nơi đến chốn.

Tại Wien, Freud là học sinh xuất sắc, tuy ông có khá nhiều vấn đề thích nghi với cuộc sống ở một thành phố lớn. Năm 17 tuổi, ông tốt nghiệp phổ thông và chọn học ngành y. Freud vào Trường Y Dược ở Wien không vì muốn hành nghề chữa bệnh, lý do thực sự là sở dĩ ông ta đam mê nghiên cứu các mối quan hệ giữa người với người. Năm 1876, ông làm việc tại phòng thí nghiệm của Ernst Wilhelm Brücke, nơi ông bắt đầu một sự nghiệp nghiên cứu sáng chói về một số hiện tượng giải phẫu - sinh lý học của hệ thần kinh. Năm 1881, Freud tốt nghiệp đại học và quen với bà Martha Bernays - vợ tương lai của ông.

Sự nghiệp

Trước nhu cầu lập gia đình, Freud cần tiền. Vì lý do này ông đã từ bỏ những phòng thí nghiệm lý thuyết nhàm chán và quyết định tham gia dịch vụ tâm thần học của giáo sư Theodor Meynert. Trong thời gian này, Freud nghiên cứu, đào sâu và thực tập thêm về môn thần kinh học. Năm 1885 đánh dấu thành tựu đầu tiên của nhà phân tâm học tương lai: ông đã chứng minh được những tính chất giảm đau của cocain và cho xuất bản cuốn ober Coca (Về chất cocain). Với tác phẩm này, Freud trở thành người đầu tiên trong lịch sử y dược đã ca ngợi những tính chất của cocain, một điều đã gây nhiều hiềm khích giữa Freud và giới y khoa ở Wien về sau.

Cũng vào năm 1885, cuộc đời của Freud đi theo một ngã rẽ mới. Ông dành được học bổng và đến Paris, nơi ông sẽ thực tập sư phạm với nhà thần kinh học người Pháp Jean Charcot, khá nổi tiếng lúc bấy giờ. Tại bệnh viện Salpêtrière, Paris, Freud bỏ công sức quan sát và nghiên cứu những biểu hiện của chứng hysteria và về ảnh hưởng của thôi miên.

Sau một thời gian ở Paris, Freud dọn về Berlin - nơi ông dành thời gian quan tâm đến bệnh thần kinh ở trẻ em - và rồi lại về nơi ở cũ - Wien, nước Áo. Tại đây, ông đã mở phòng mạch thần kinh và nhận chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân thần kinh bằng liệu pháp điện hoặc liệu pháp thôi miên. Trong khoảng một thập kỷ, công tác và kinh nghiệm chữa bệnh của Freud đã dần dần giúp ông dựng nền tảng của ngành phân tâm học.

Bà Anna O. (tên thật là Bertha Pappenheim) - một bệnh nhân nổi tiếng của Freud với chứng bệnh hysteria - được xem như trường hợp phân tâm học đầu tiên được ghi chép trong y văn. Sau một thời gian khám bệnh cho bà ta, Freud đi đến một vài kết luận quan trọng về nguồn gốc của chứng hysteria. Theo ông, những cơn hysteria không gì khác hơn là một số kỷ niệm nhất định, một số cảnh quá khứ đóng một vai trò quan trọng nào đó đã được làm sống lại qua những ảo giác. Ngoài ra, từ năm 1887 đến năm 1902, Freud bỏ công nghiên cứu những cơ chế của sự dèn nắn cảm xúc, những triệu chứng của hiện tượng này và nhất là đã khám phá ra hội chứng Êđíp vào năm 1897. Năm 1899, ông viết và cho xuất bản cuốn Giải đoán những giấc mơ - và lần đầu tiên trong lịch sử khoa học giấc mơ trở thành một đối tượng nghiên cứu nghiêm túc. Năm năm sau đó ông lại cho xuất bản tiếp Ba tiểu luận về lý thuyết giới tính - một tác phẩm cột mốc của sự nghiệp Freud.

Cần phải nói thêm rằng ở độ tuổi 40, bản thân Freud cũng là nạn nhân của một vài chứng rối loạn tâm lý - thể xác, bao gồm nhiều chứng sợ quá đáng, nhất là sợ cái chết. Với bản năng là nhà phân tâm học, ông đã tự áp dụng lý thuyết này cho chính mình. Ông tự khám phá những giấc mơ, kỷ niệm của chính ông - nhất là kỷ niệm thơ ấu, và tiến trình phát triển của cá tính ông. Cũng trong giai đoạn này, Freud nhận thức được rằng ông có hiềm khích sâu kín với cha mình, và lại có xung cảm tình dục với mẹ ông - người mà theo ông là nồng ấm, quyến rũ và rất bảo hộ. Có lẽ rối loạn tâm lý mà Freud đã trải qua trong những năm này đã đóng góp một cách đáng kể cho sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu phong phú của ông đã nói trên.

Đây là một giai đoạn cột mốc, Freud dần dà phát triển nên một định nghĩa chính xác cho thuật ngữ "phân tâm học": phân tâm học, theo ông, được định nghĩa như ngành khoa học có chức năng nghiên cứu cơ chế hoạt động của bộ máy tâm thần. Một định nghĩa gây nhiều tiếng vang và tán thưởng trong giới chuyên môn bấy giờ. Năm 1902, Hội Tâm Lý Học Ngày Thứ Tư ra đời, với sự có mặt của nhiều đồ đệ giỏi của Freud như Paul Federn hay Carl Gustav Jung. Năm 1908, hội này đổi tên thành Hội Tâm Lý Học Wien. Trong suốt sự nghiệp của mình, Freud có đặc điểm là rất thiếu khoan dung với bất kỳ ai bất đồng ý kiến với những lý thuyết do ông đưa ra.

Từ năm 1910 cho đến 1930, Freud tiếp tục cho xuất bản một số tác phẩm giá trị, chẳng hạn cuốn Vật tổ và điều cấm kỵ (năm 1913), mà trong đó lần đầu tiên Freud đưa vào khái niệm narcissism (sự tự yêu - một cách dịch tạm) trong khi bàn về nguồn gốc loài người. Thậm chí gây nhiều tiếng vang hơn nữa là tác phẩm Ra ngoài nguyên tắc thú vui, trong đó Freud giới thiệu một vài khái niệm mới như xung năng cuộc sống, xung năng cái chết và nhất là ông đã đề xuất ba phạm trù tâm thần mà sau này mọi người đều nhắc đến: bản năng, bản ngã, siêu ngã. Không dừng lại ở đó, Freud mở rộng và áp dụng lý thuyết phân tâm học vào nền văn minh loài người, ông tố cáo sức nặng tôn giáo và đạo đức lên trẻ con, qua những cuốn như Tương lai một ảo tưởng viết năm 1927.

Vào năm 1930, nước Đức công nhận tài năng của Freud bằng cách trao giải thưởng Goethe cho ông. Không may cho Freud, đây lại là thời chủ nghĩa phát xít đang lên cao, và một vài năm sau đó sách của ông bị đốt trên toàn nước Đức. Hơn nữa, cuộc chiến của Đức Quốc Xã (thâu tóm nước Áo vào đế quốc Đức) đã buộc Freud và gia đình đi lưu đày: vào năm 1938, ông được quyền rời nước Đức, qua Pháp rồi từ đó vượt biển đến London, Anh. Người ta đồn rằng, khi đến biên giới Pháp, Freud được đòi hỏi phải ký một biên bản chứng nhận rằng ở Đức, ông đã được những người phát xít đối xử tử tế. Freud có lẽ đã phục tùng (vì không còn cách nào khác), nhưng ông đã viết thêm dưới đáy tờ giấy một câu châm chích: Tôi xin nồng nhiệt giới thiệu Gestapo với bất cứ ai. Ở Anh, ông tiếp tục trị bệnh cho một vài bệnh nhân.

Cái chết

Vào năm 1923 Freud được giải phẫu lần đầu tiên vì bệnh ung thư hàm. Căn bệnh này không ngăn cản được thói quen hút thuốc, mà ông giữ cho đến lúc chết. Tương truyền ông hút một gói thuốc mỗi ngày. Tuy vậy bệnh ung thư ác tính đã gây cho ông nhiều đau đớn đến nỗi, vào ngày 21 tháng 9 năm 1939, Freud yêu cầu bác sĩ của mình tiêm một liều móocphin. Nó đã đưa ông chìm vào hôn mê và qua đời hai ngày sau.