27 August 2013

Erlkönig

Lolita Bản Dịch Tiếng Việt

ErlkönigErlking
von J.W. GoetheTranslation by Hyde Flippo

Wer reitet so spät durch Nacht und Wind?Who rides so late through the night and wind?
Es ist der Vater mit seinem Kind;It's the father with his child;
Er hat den Knaben wohl in dem Arm,He has the boy safe in his arm,
Er faßt ihn sicher, er hält ihn warm.He holds him secure, he holds him warm.
«Mein Sohn, was birgst du so bang dein Gesicht?» –“My son, what makes you hide your face in fear?” –
Siehst, Vater, du den Erlkönig nicht?Father, don't you see the Erlking?
Den Erlenkönig mit Kron und Schweif? –The Erlking with crown and flowing robe? –
«Mein Sohn, es ist ein Nebelstreif.» –“My son, it's a wisp of fog.” –
«Du liebes Kind, komm, geh mit mir!“You dear child, come along with me!
Gar schöne Spiele spiel' ich mit dir;Such lovely games I'll play with you;
Manch bunte Blumen sind an dem Strand,Many colorful flowers are at the shore,
Meine Mutter hat manch gülden Gewand.»My mother has many a golden garment.”
Mein Vater, mein Vater, und hörest du nicht,My father, my father, and do you not hear
Was Erlenkönig mir leise verspricht? –What the Erlking promises me so softly? –
«Sei ruhig, bleibe ruhig, mein Kind;“Be quiet, stay quiet, my child;
In dürren Blättern säuselt der Wind.» –In the dry leaves the wind is rustling.” –
«Willst, feiner Knabe, du mit mir gehn?“Won't you come along with me, my fine boy?
Meine Töchter sollen dich warten schön;My daughters shall attend to you so nicely.
Meine Töchter führen den nächtlichen Reihn,My daughters do their nightly dance,
Und wiegen und tanzen und singen dich ein.»And they'll rock you and dance you and sing you to sleep.”
Mein Vater, mein Vater, und siehst du nicht dortMy father, my father, and do you not see over there
Erlkönigs Töchter am düstern Ort? –Erlking's daughters in that dark place? –
«Mein Sohn, mein Sohn, ich seh es genau:“My son, my son, I see it most definitely:
Es scheinen die alten Weiden so grau.»It's the willow trees looking so grey.”
«Ich liebe dich, mich reizt deine schöne Gestalt;“I love you; I'm charmed by your beautiful form;
Und bist du nicht willig, so brauch ich Gewalt.»And if you're not willing, then I'll use force.”
Mein Vater, mein Vater, jetzt faßt er mich an!My father, my father, now he's grabbing hold of me!
Erlkönig hat mir ein Leids getan! –Erlking has done me harm! –
Dem Vater grausets, er reitet geschwind,The father shudders, he rides swiftly,
Er hält in Armen das ächzende Kind,He holds in (his) arms the moaning child.
Erreicht den Hof mit Mühe und Not;He reaches the farmhouse with effort and urgency.
In seinen Armen das Kind war tot.In his arms the child was dead.

Lolita Bản Dịch Tiếng Việt


Chúa rừng 
(Dịch thơ: Apomethe)

Ai cưỡi ngựa muộn màng giữa đêm khuya và gió? 
Đó là người cha và đứa con trai 
Ông giữ nó trong vòng tay mạnh mẽ 
Truyền hơi ấm và ôm sát bên mình 

"Con trai ta, ai khiến con phải sợ" 
"Cha không thấy sao, chính Chúa rừng 
Với vương miện cùng chiếc áo choàng đen" 
"Kìa con trai, chỉ là một màn sương" 

"Này cậu bé, hãy đến đây với ta 
Ta sẽ chơi cùng ngươi một trò vui 
Những bông hoa đầy màu sắc trên bãi biển 
Mẹ của ngươi sẽ có những bộ váy bằng vàng" 

"Cha ơi cha, chẳng lẽ không nghe thấy 
Những lời hứa ngọt ngào của Chúa rừng?" 
"Yên lặng nào, hãy yên lặng con trai 
Chỉ là những lá cây xào xạc trong gió" 

"Nào bé ngoan, có đến với ta không? 
Các em ta sẽ chăm sóc ngươi cẩn thận 
Và mở đầu vũ hội của buổi đêm 
Họ sẽ nhảy và hát ru ngươi ngủ 

"Cha ơi cha, chẳng lẽ không nhìn thấy 
Những em gái Chúa rừng trong bóng đêm" 
"Ôi con trai ta, ta đang nhìn rất rõ 
Những cây cỏ già xám trong đêm" 

"Ta yêu ngươi, và bị quyến rũ bởi sắc đẹp của ngươi 
Và nếu ngươi không đồng ý, ta sẽ dùng vũ lực" 
"Cha ơi cha,ông ấy đang bắt con 
Chúa rừng làm con đau" 

Người cha rùng mình và cưỡi ngựa như bay 
Trong tay ôm đứa trẻ đang rên rỉ 
Về đến nhà với sự khẩn trương và cố gắng 
Đứa trẻ đã chết trong tay ông


Erlkönig Bài thơ thể ballad của Goethe

Thơ của Goethe bắt đầu bằng việc một người cha mang theo đứa trẻ trở về nhà. Bài thơ ban đầu miêu tả việc đứa bé bị chết bởi một căn bệnh lạ, và nó đã nhìn thấy cái chết qua trí tưởng tượng của mình. Và xuất phát từ đó, bài thơ có khuynh hướng ngày càng đen tối, và kết thúc bằng cái chết của đứa trẻ. 

Câu chuyện là có thật khi Goethe đến thăm một người bạn vào lúc đêm tối, trong màn đêm có một bóng đen ôm một vật trong tay phi như bay qua cổng. Ngày hôm sau nhà thơ và người bạn được kể lại rằng họ đã nhìn thấy một người người nông dân mang đứa con bị bệnh đến bác sĩ. Tình tiết này đã là nguồn cảm hứng cho bài thơ.

Nabokov đã sử dụng ý thơ này trong chương 22, phần II, Lolita:

With a heterosexual Erlkönig in pursuit, thither I drove, half-blinded by a royal sunset on the lowland side and guided by a little old woman, a portable witch, perhaps his daughter, whom Mrs. Hays had lent me, and whom I was never to see again.



25 August 2013

Saguaro




Vùng hoang mạc châu Mỹ có loại cây xương rồng khổng lồ, có tên là saguaro, nặng đến 6 tấn, có tên khoa học là Carnegiea gigantea, có thể cao đến 20m, tên thường gọi của nó (saguaro) bắt nguồn từ tiếng Mayo.

Vỏ ngoài của loài cây khổng lồ này có màu xanh, được phủ kín bằng sáp nhựa cây làm cho cây có khả năng giữ nước. Mưa rất hiếm khi xảy ra trong sa mạc. Đôi khi một nửa lượng mưa của cả năm rơi trên sa mạc chỉ trong một đêm, saguaro biết lợi dụng từng giọt mưa nó nhận được để có thể duy trì cuộc sống trong những ngày khô hạn kéo dài.

Rễ cây xương rồng xòe rộng để hứng nước mưa như một cái lưới khi nước thấm vào mặt đất khô cằn. Những cái rễ liên tục hút nước dưới đất sâu. Một trận mưa kha khá có thể cung cấp cho cây saguaro một lượng nước đủ để tồn tại trong 4 năm hạn hán.

Tuy nhiên, nếu gặp trận mưa lớn, kéo dài thành một trận lụt lớn, vì không hề có hệ thống ngưng thấm nước, cây xương rồng saguaro sẽ tiếp tục hút nước cho đến khi bị vỡ tung ra.

Saguaro mọc ở cao độ từ 200 đến 1.200 m bên những dốc hay nơi bằng phẳng mà không bị ứ đọng nước. Loài cây này trưởng thành rất chậm chạp: Năm đầu độ 1cm. Mười lăm năm kế chỉ đến 2.5cm. Từ 40 đến 50 năm sau, cao độ 3.3m. Từ 75 đến 100 năm bắt đầu mọc nhánh, khi đó cây cao khoảng 7m và đồng thời cũng bắt đầu trổ hoa. Thậm chí có cây còn mọc dài tới tận 15 m.

Với những nhánh cây bò ra mọi phía, cây xương rồng saguaro là một loại thực vật nặng nề và dễ dàng bị đổ rạp vì sức nặng của chính mình nếu không có một bộ gọng cứng cáp. Các tế bào cứng tạo thành một cái khung vững chắc ở thân cây, trợ giúp đắc lực cho cây có thể đứng vững. Vì thế loại cây khổng lồ này đã thích ứng tốt với môi trường khắc nghiệt vùng hoang mạc. Tuổi thọ trung bình của loài xương rồng khổng lồ này là 150 năm.

Loại cây này được nhắc đến trong chương 22, phần II, Lolita:

An additional, abominable, and perfectly gratuitous worry was lovingly prepared for me in Elphinstone. Lo had been dull and silent during the last lap—two hundred mountainous miles uncontaminated by smoke-gray sleuths or zigzagging zanies. She hardly glanced at the famous, oddly shaped, splendidly flushed rock which jutted above the mountains and had been the take-off for nirvana on the part of a temperamental show girl. The town was newly built, or rebuilt, on the flat floor of a seven-thousand-foot-high valley; it would soon bore Lo, I hoped, and we would spin on to California, to the Mexican border, to mythical bays, saguaro deserts, fatamorganas. José Lizzarrabengoa, as you remember, planned to take his Carmen to the Etats Unis. 

19 August 2013

Yêu Râu Xanh (Bluebeard)

Râu Xanh, trong tiếng Anh là Bluebeard, là nhân vật trong truyện cổ tích nổi tiếng cùng tên được xuất bản lần đầu năm 1697 của Charles Perrault, một nhà văn Pháp, tác giả của các câu truyện cổ tích nổi tiếng như Cô bé Lọ Lem, Người đẹp ngủ trong rừng...Truyện Râu Xanh viết về một nhà quý tộc hung bạo và người vợ tò mò của ông ta.

Lolita Bản Dịch Tiếng Việt


Tóm tắt:

Râu Xanh là nhà quý tộc giàu có nhưng lại bị người khác e ngại bởi ông ta có bộ râu xanh đáng sợ. Ông ta đã vài lần cưới vợ nhưng không ai biết những gì đã xảy ra với những người vợ này. Các cô gái trong vùng đều tránh né ông ta. Khi Râu Xanh đến thăm gia đình người hàng xóm và hỏi cưới một trong hai cô con gái, các cô đều hoảng sợ và tìm cách thoái thác. Nhưng cuối cùng ông ta cũng thuyết phục được cô gái út đồng ý. Sau lễ cưới cô út chuyển đến sống với Râu Xanh trong lâu đài của ông ta.

Chẳng bao lâu sau, Râu Xanh nói là mình phải đi xa một thời gian. Trước khi đi ông ta trao lại tất cả những chiếc chìa khóa của lâu đài cho người vợ mới, trong số chìa khóa đó, có một chiếc là chìa khóa của một căn phòng nhỏ dưới tầng hầm, mà ông ta cấm cô tuyệt đối không được mở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cô gái thề là sẽ không bao giờ đặt chân vào căn phòng đó. 

Thế nhưng gần như ngay sau khi chồng đi khỏi lâu đài, cô gái đã rất tò mò muốn được nhìn thấy những thứ trong căn phòng cấm, và bất chấp những lời cảnh báo từ Anne, người chị vừa đến thăm, cô vẫn bỏ rơi khách trong một bữa tiệc tổ chức ở nhà, để thỏa mãn sự tò mò bằng cách mở cánh cửa căn phòng.

Khi bước vào căn phòng cấm, cô phát hiện ra bí mật khủng khiếp: căn phòng nồng nặc mùi máu và kinh khủng hơn là tử thi của những người vợ cũ của chồng cô bị treo trên tường. Hoảng sợ, cô khóa cánh cửa lại, nhưng vì run sợ nên đánh rơi chìa khóa xuống vũng máu trên sàn, và máu dính vào chìa khóa, cô vội vàng chùi rửa nó, nhưng không hiểu sao không thể rửa sạch được. Cô kể về bí mật của chồng cho Anne nghe, và hai chị em dự định sẽ trốn khỏi lâu đài ngay hôm sau. Nhưng Râu Xanh bất ngờ trở về, nhìn thấy máu trên chìa khóa và ngay lập tức biết vợ mình đã thất hứa. Trong cơn giận dữ mù quáng ông ta dọa chặt đầu cô ngay tại chỗ. Cô gái van xin Râu Xanh cho cô mười lăm phút để đọc kinh. Ông ta ưng thuận, và cô liền tự khóa mình trên ngọn tháp cao nhất của lâu đài cùng với Anne. Họ chỉ còn biết chờ hai người anh trai đến cứu trong khi Râu Xanh, tay cầm kiếm, đang cố phá tung cánh cửa. Vào giây phút cuối cùng, khi Râu Xanh sắp tung ra đòn kết liễu thì những người anh trai xông vào lâu đài và giết chết ông ta trước khi ông ta kịp chạy trốn.

Người vợ thoát chết là người duy nhất thừa kế gia tài khổng lồ của Râu Xanh. Cô dùng một phần làm của hồi môn cho chị gái, một phần khác cho các anh trai và phần còn lại để cưới một người đàn ông tử tế, người khiến cô quên đi những kí ức tồi tệ về Râu Xanh.

18 August 2013

Báo Deseret News (Chương 22, phần II, Lolita)


Back at the usual rush came the ripe young hussy, reeking of urine and garlic, with the Deseret News, which her fair patient eagerly accepted, ignoring the sumptuously illustrated volumes I had brought.

Trích chương 22, phần II, Lolita. 







15 August 2013

Pinelog Cabin

Lolita Bản Dịch Tiếng Việt
Pinelog Cabin

Lolita Bản Dịch Tiếng Việt
Pinelog Cabin

Lolita Bản Dịch Tiếng Việt
Pinelog Cabin

Lolita Bản Dịch Tiếng Việt
Pinelog Cabin

The two-room cabin we had ordered at Silver Spur Court, Elphinstone, turned out to belong to the glossily browned pinelog kind that Lolita used to be so fond of in the days of our carefree first journey; oh, how different things were now!

Trích đoạn Chương 22, phần II, Lolita

14 August 2013

Chủ nghĩa kết cấu (Constructivism)


Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng Tháng Mười, nước Nga đã hoàn toàn đổi sắc. Một làn gió mới ùa vào đã làm thay đổi tư duy và sáng tác của giới văn nghệ sỹ nói chung và của giới Kiến trúc sư nói riêng. Trong bối cảnh đó xuất hiện một trào lưu Kiến trúc mới với cái tên thật hào hùng - Chủ Nghĩa Kết Cấu (Constructivism).



Nền Tảng Triết Học

Người ta có thể thấy những xuất phát đầu tiên của Chủ Nghĩa Kết Cấu từ lý thuyết của những công trình của hai anh em nhà điêu khắc người Nga, tên là: Naum Gabo và Antoine Pevsner. Vào năm 1920, họ đã công bố một “ Trào lưu chủ nghĩa hiện thực’’nội dung của nó giải thích những ý tưởng của Chủ Nghĩa Kết Cấu trong kiến trúc. Trào lưu này đã liên kết được rất nhiều những nhà nghệ sỹ Nga như : Vladimir Tatlin, Kasimir Malevitch và Eissitzky. Vào năm 1932, nhóm hai anh em Naum Gabo, đã nêu lên những quan niệm rõ rệt nhất của mình, trong một bài viết với cái tên là “Trừu tượng-Sáng tạo”, họ đã hùng hồn tuyên bố rằng: “tham vọng của Chủ Nghĩa Kết Cấu không phải là vẽ tranh, hay tạc tượng mà là sáng tạo những không gian công trình kiến trúc”


Trong kiến trúc, Constructivism theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Cộng sản, lý tưởng Cộng sản với việc đề cao nhân dân lao động đã tác động đến các KTS Liên Xô lúc đó. Chủ nghĩa kết cấu chú trọng tới công năng của công trình, loại bỏ những chi tiết trang trí thừa mứa lãng phí, công trình chủ yếu là hệ kết cấu chịu lực. Hệ kết cấu, như những người lao động chính là tâm điểm mới của trào lưu này. Chính vì thế chủ nghĩa kết cấu hoàn toàn khác với tất cả lý thuyết kiến trúc thời đó. Sau này người ta đã nói Constructivism đã đi trước thế giới khoảng 1 thế kỷ. Đáng tiếc là trào lưu này chỉ tồn tại được 10 năm: 1920-1930, quá ngắn ngủi cho 1 chủ nghĩa kiến trúc !

Chủ Nghĩa Kết Cấu là trào lưu đã gây một ảnh hưởng sâu rộng cho tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình ở Nga, đầu tiên là trên nghệ thuật điêu khắc, sau đó nó xuất hiện trên nghệ thuật tạo hình khác. Trên công trình kiến trúc, nó tìm ý tưởng trong phép tích hợp của một vài thành phần cấu trúc tương ứng. Để tạo hình, chủ nghĩa tạo dựng sử dụng các vật liệu như : thuỷ tinh, kim loại, nilông, chất dẻo. v.v và những vật liệu mới nhất của nghành công nghiệp hiện đại .

Chủ Nghĩa Kết Cấu có một quan hệ mật thiết với trường phái lập thể trong hội hoạ và điêu khắc. Cũng vì vậy nghệ thuật của nó biểu hiện lên sự liên quan của các hình thức đơn giản trong hình học và dẫn đến việc đúc kết lại những hình ảnh của thiên nhiên, trên cơ sở một tỷ lệ có kích thước rất hùng vĩ, đồ sộ. Theo lời nói của Cezanne, trong thiên nhiên mọi thứ đều có những hình ảnh giống với hình cầu, hình nón, hình trụ. Đối với kiến trúc, Chủ Nghĩa Kết Cấu được xem như một lĩnh vực mở rộng của chủ nghĩa công năng, nó chiếm một vị trí quan trọng trong việc biểu hiện hình thức của nghành xây dựng và nó đã từ bỏ thuật trang trí rườm rà mà trong một số trào lưu Kiến trúc khác là phương tiện sử dụng chính.

Hiệu quả nghệ thuật của nó, chỉ duy nhất là sự quan hệ giữa hình khối và không gian, mỗi một chức năng điều tương ứng với một mục đích yêu cầu ban đầu. Điều này tương tự như những giải thích của Kiến trúc sư Le Corbusier trong tác phẩm “Hướng tới một nền kiến trúc hiện đại” (Toward a New Architecture), ông quan niệm một công trình kiến trúc phải phù hợp với con người, nó như một cỗ máy, một chiếc ôtô hay là một chiếc máy bay tại, bản thân nó phải là một sự tổng hợp có lý giữa các thành phần và tổng thể.

Phát Triển

Năm 1921, El Lissitzky đã chuyển đến Berlin và năm tiếp sau đó ông thành lập một “Chủ Nghĩa Tạo Dựng Thế Giới” (International Constructivist). Thời gian này ở Hà Lan, Theo van Doesburg cùng một số Kiến trúc sư khác như Cor van Eestren, Gerrit Tomas Rietveld, Mart Stam, Piet Mondrian và Georges Vantongerloo đã thành lập một phong trào (De Stijl ) trong đó ông có đề cập lên sự nặng nề của máy móc trong cuộc sống hiện đại và những hậu quả nghiêm trọng chủ nghĩa công năng trong kiến trúc. Phong trào này cũng đề cập đến sự có hại của học thuyết nguyên tố “Elementalis”. Đó là hàng loạt triết lý về những thành phần mà cùng phối hợp lại tạo nên cấu trúc của công trình. Họ nêu lên sự bất hợp lý nếu người ta đặt niềm tin vào việc tạo nên những hình thức nghệ thuật của các cỗ máy và chắc chắn là nó sẽ hoàn toàn bị cô lập khi đối mặt với thiên nhiên. Chính nhóm Stijl này đã làm đơn giản hoá lại xu hướng Kết Cấu.


Trào lưu Kết Cấu ở Nga trải qua hai giai đoạn chính. Trong giai doạn đầu tiên, có sự xuất hiện hàng loạt của các cấu trúc bằng gỗ, tuy nhiên các cấu trúc này chỉ thể hiện trên những hình khối nghệ thuật nhỏ với mục đích triển lãm, trong các sân khấu hoặc trên các đường phố. Giai đoạn thứ hai đánh dấu sự chuyển biến nhanh chóng của Chủ Nghĩa Kết Cấu vào nghành xây dựng cơ bản. Trong giai đoạn này các công trình Kiến trúc được xem như những thực thể nửa giống các cỗ máy nửa giống các cấu trúc sinh học. Chính những lý thuyết khoa học nêu trên là động lực cho những phát minh mới trong Kiến trúc mà cụ thể là các mặt cắt của công trình trở nên phức tạp hơn, các phần của toà nhà thường được cài đan xen hoặc khớp vào nhau, hệ thống thang máy và đường dốc được sử dụng nhiều hơn. Không những thế lý thuyết này còn là nguồn gốc ra đời của các yếu tố Kiến trúc phụ như: đèn pha rọi, ăng ten phát thanh truyền hình, bảng điện tử, loa đài, khẩu hiệu, biển quảng cáo .v.v Đây là nét đặc trưng đồng thời là vẻ đẹp thẩm mỹ của Chủ Nghĩa Kết Cấu. Trên thực tế những nỗ lực của Chủ Nghĩa Kết Cấu nhằm mục đích tìm tòi những hình thức, cấu trúc và sự sắp xếp của một trật tự xã hội mới. Những phương án Kiến trúc thời đó là sự tổng hợp của các hình khối nghệ thuật đơn giản và trong sáng dựa trên những cơ sở tỷ lệ hùng vĩ, khổng lồ.

Công Trình Tiêu Biểu

Chủ nghĩa kết cấu được châu Âu biết đến lần đầu tiên vào năm 1925 tại Hội chợ quốc tế Paris. Gian hàng Liên Xô với sự đơn giản đến không còn gì có thể đơn giản hơn, đã nổi bật giữa những gian hàng các nước châu Âu khác: phù hoa, phô trương sự giàu có, thừa mứa của chủ nghĩa tư bản.


Nhiều KTS châu Âu lúc đó đã ngỡ ngàng trước gian hàng bé nhỏ này. Le Corbusier, cây đại thụ của nền kiến trúc thế giới, đã có cảm tình với Chủ nghĩa kết cấu khi thấy công trình này. Sau này Le Corbusier đã tham gia thiết kế Cung văn hoá Xô viết tại Moskva.

Nhận xét về Chủ nghĩa kết cấu, Le Corbusier nói: "Một phong cách hoàn toàn độc đáo, đi trước thời đại chúng ta."

Chủ nghĩa kết cấu đề cao công năng, tính sử dụng, hướng tới con người, hướng tới sự đơn giản , cái đẹp của hình khối, của sự chuyển động, của kết cấu. Đó là 1 bước tiến rất lớn so với thế giới thời đó vẫn đang say sưa với chủ nghĩa phục cổ , chủ nghĩa hình thức với những công trình đầy tính xa hoa , phô trương. Các nghệ kiến trúc sư thuộc trào lưu Chủ nghĩa kết cấu luôn chống tính hình thức. Chúng ta hãy cùng ngắm nhìn công trình này, đó là Đài tưởng niệm Quốc tế 3.

Nghĩ tới 1 đài tưởng niệm Chủ nghĩa Marx, trong đầu chúng ta chắc chắn hiện lên: hình ảnh búa liềm, Lênin, Mác, C.C.C.P, ....Nhưng công trình này hoàn toàn không có những hình ảnh đó. Đây là công trình đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa kết cấu,do Vladimir Tatlin sáng tác.


Công trình là 1 khối chóp có 2 đường xoắn ốc lên tới độ cao 400m. (Hãy nghĩ tới độ cao này- vào năm 1919). Bên trong có treo 3 khối lớn là 3 phòng trưng bày hình lập phương, tứ diện tam giác và hình trụ. 3 phòng này quay quanh trục của chúng với nhịp điệu khác nhau. Không có những hình tượng Búa Liềm, không có ảnh, tượng đài Lênin, Marx, Engels, vậy đâu là cái làm nên Đài tưởng niệm Quốc tế 3 ? Vladimir Tatlin đã sáng tác 1 công trình có tính tư tưởng cao: 2 dầm xoắn ốc thể hiện sự phát triển của xã hội theo quy luật biện chứng của chủ nghĩa Marx: sự phát triển theo hình xoắn ốc, tuần tự và có các bước nhảy vọt. Chủ nghĩa kết cấu là như thế đó! Người Cộng sản đâu có nghĩa là "xăm" hình búa liềm lên khắp mọi nơi.

Chủ nghĩa kết cấu là sự đơn giản, như đơn giản ở đây không phải là nhỏ bé 1 cách tầm thường. (Đài Quốc tế 3 cao 400m, cao hơn toà nhà Empire Building ở Mỹ). Chủ nghĩa kết cấu sau này có 1 nhánh phát triển là Chủ nghĩa Siêu Việt (Suprematism).

Toà cao ốc trên được thiết kế bởi Kazimir Malevich, một trong những người khai sinh Constructivism. Không phải là những toà nhà chọc trời dựng đứng 1 cách cao ngạo, đè bẹp con người như những toà cao ốc ở New York, cao ốc theo kiểu Chủ nghĩa kết cấu gồm nhiều khối, nâng đỡ nhau , những khối từ từ phát triển cao lên, theo đúng tinh thần chủ nghĩa tập thể XHCN.

Sau đây là công trình của Ivan Leonidov: Học viện Lenin, thiết kế năm 1927.



Quả cầu lớn là 1 giảng đường, được giữ bằng hệ cáp treo. Tới thời điểm hiện nay, những kết cấu kiểu này vẫn còn đang trong giai đoạn thực nghiệm.

Những kết cấu của Chủ nghĩa kết cấu đến nay vẫn làm cho nhiều người ngạc nhiên, 1 công trình thiết kế từ năm 1920, nếu được xây dựng vào năm nay, hoặc là đến 2020 hay lâu hơn, vẫn mang tính hiện đại rất cao, đó là Toà nhà cao tầng "Vòng đạp mây" của Lissitzky.


(xuất hiện đầu thế kỷ 20, đến tận bây giờ, vẫn thuộc về tương lai...)

Chủ nghĩa kết cấu phát triển chỉ trong vòng 10 năm, 1920-1930. Nó đã kết thúc cùng những định hướng thiên về chủ nghĩa hình thức của nhà lãnh đạo Stalin trong thập niên 1930. Dù vậy, sức lan tỏa của chủ nghĩa kết cấu vẫn hết sức mãnh liệt.

Ảnh Hưởng

Thập niên 1970, Mỹ nhận thấy sự năng động của Chủ nghĩa kết cấu, họ rất ngạc nhiên khi thấy những thiết kế cao ốc của các KTS Liên Xô, đặc biệt là Kazimir Malevich, từ đó Mỹ đã cho xây dựng hàng loạt toà cao ốc mà hình dáng của nó gần giống những thiết kế ở Liên Xô từ những năm 1920s!

Người Mỹ đã rất thán phục và gọi Constructivism bằng 1 cụm từ khác: "Nghệ thuật tiên phong" (Avant-garde Art). Chủ nghĩa kết cấu từ đó phát triển mạnh mẽ với những nhánh khác nhau Hiện nay chúng ta thấy Chủ nghĩa kết cấu phát triển mạnh mẽ dưới cái tên Chủ nghĩa tối giản (Minimalism).

Ngày nay ở Châu Âu người ta gọi chủ nghĩa kết cấu là "Chủ nghĩa Tiên Phong"

Năm 1922, 1 đoàn gồm những nhà nghệ thuật thuộc Trào lưu Chủ nghĩa kết cấu đi thăm các nước châu Âu, Maiakovsky đã nói: "Họ đi với tư cách là người chủ để xem và kiểm tra nghệ thuật phương Tây"

Năm 1972, KTS thiết kế toà tháp đôi WTC đã dành những lời thán phục vô biên đối với Toà cao ốc Arkhitectonics của Kazimir Malevich. Chính ông thừa nhận mình thiết kế toà tháp đôi WTC đã lấy lại hình thức phổ biến của Chủ nghĩa kết cấu những năm 1920.

Những nhà nghệ thuật Xô viết đã đi trước thời đại hàng trăm năm, nhưng thật tiếc đứa con đẻ của họ đã chết yểu. Tuy nhiên chủ nghĩa kết cấu vẫn tồn tại và phát triển dưới các hình thức khác nhau. Những trào lưu lớn hiện nay trên thế giới: Chủ nghĩa Hữu cơ, Chủ nghĩa Công năng, Chủ nghĩa Tối giản, Chủ nghĩa Siêu Việt, tất cả đều bắt nguồn từ Chủ nghĩa kết cấu.


Theo HỘI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Lolita: 1983 SP Seix Barral, Barcelona


Lolita Bản Dịch Tiếng Việt
Lolita


Trang bìa Lolita: 1983 SP Seix Barral, Barcelona.

11 August 2013

Lolita Chơi Tennis (Chương 20, Phần II)


Despite her advanced age, she was more of a nymphet than ever, with her apricot-colored limbs, in her sub-teen tennis togs! Winged gentlemen! No hereafter is acceptable if it does not produce her as she was then, in that Colorado resort between Snow and Elphinstone, with everything right: the white wide little-boy shorts, the slender waist, the apricot midriff, the white breast-kerchief whose ribbons went up and encircled her neck to end behind in a dangling knot leaving bare her gaspingly young and adorable apricot shoulder blades with that pubescence and those lovely gentle bones, and the smooth, downward-tapering back. Her cap had a white peak. Her racket had cost me a small fortune. Idiot, triple idiot! I could have filmed her! I would have had her now with me, before my eyes, in the projection room of my pain and despair!

Trích chương 20, phần II, Lolita.

Ảnh trong phim Lolita, 1997

Ảnh trong phim Lolita, 1997

Ảnh trong phim Lolita, 1997


Lolita: 1982 US Greenwich House, New York

Lolita Bản Dịch Tiếng Việt
Lolita


Trang bìa Lolita: 1982 US Greenwich House, New York

7 August 2013

Parisian petit rat







But she had been so pretty in the weaving of those delicate spells, in the dreamy performance of her enchantments and duties! On certain adventurous evenings, in Beardsley, I also had her dance for me with the promise of some treat or gift, and although these routine leg-parted leaps of hers were more like those of a football cheerleader than like the languorous and jerky motions of a Parisian petit rat, the rhythms of her not quite nubile limbs had given me pleasure.

Trích đoạn chương 20, phần II, Lolita.

Theo The Annotated Lolitapetit rat: a young ballet student at the Paris Opera (ages nine to fourteen).


Cyrano de Bergerac


Lolita
Cyrano de Bergerac


Hercule-Savinien de Cyrano de Bergerac (6 March 1619 – 28 July 1655) là nhà soạn kịch người Pháp.

1 August 2013

THIS IS IT



This is it usually means this is what we've been waiting for, or in other words, this is the thing that have been mentioned in the past and was about to happen some time in the future, which is now.

In the idiom this is it, the word this can refer to what is about to happen, while in that's it, the word that can refer to what just happened. So that's it can mean it's over, or paraphrasing, this is the end.