3 January 2020

Phê phán tư duy toán học thuần túy



Anh hay nói về tư duy toán học. Thực ra bản chất kiểu tư duy này luôn tìm cách công thức hóa mọi thứ trên đời, và bọn Tây cực kỳ giỏi trong vấn đề này. Ví dụ một cái đơn giản thôi như sắc đẹp của gái, dân châu Á cứ cãi nhau toàn những thứ định tính như thắt đáy lưng ong, mặt trái xoan, lông mày lá liễu, má hồng, lưng chữ cụ vú chữ tâm,... toàn thứ không làm sao mà số hóa ra được. Còn bọn Tây rất ngắn gọn, nó đưa luôn số liệu, kiểu như chuẩn của gái đẹp là 3 vòng 90x60x90, rốn phải đúng giữa trọng tâm, sải tay bằng chiều cao, ngón tay ngón chân các cái như nào, vân vân và vân vân. Đấy được các số liệu thế nào đấy thì là đẹp, không thôi. Cãi nhau xinh xấu mất thời gian.

Đông Y và Tây Y cũng thể hiện rõ 2 kiểu tư duy đó. Bọn thầy thuốc Đông Y cứ lần mò bắt mạch, ngửi hơi thở gái đoán xem như nào, Tây nó bảo mời chị đái vào cái que này cho tôi, 2 vạch là chửa, khỏi nói nhiều. Rất là Toán học.

Bản chất Tây Y là số hóa tất cả mọi thứ liên quan đến sức khỏe. Bọn chúng vạch ra được một hệ thống định nghĩa rõ thế nào là khỏe mạnh. Mọi chỉ số vượt ra ngoài ngưỡng đều phải điều chỉnh cho trở lại bình thường. Điều chỉnh thế nào thì có phương pháp hết.

Đi quản lý doanh nghiệp, các anh chị cũng thấy. Doanh nghiệp tốt phải quản lý được bằng số. Làm sao mà đánh giá nhân viên được nếu không dùng con số. Một nhà quản lý tốt phải số hóa được hết các thứ liên quan đến nhân viên. Chỉ có cách đó mới có doanh nghiệp mạnh. Doanh nghiệp gia đình mới tư duy kiểu em đó tốt lắm, chăm lắm, đáng tin cậy. Công ty to mà làm thế thì phá sản sớm.

Kiểu tư duy Toán này đã làm cho bọn Tây vượt lên trên một thời gian dài, chứ chẳng phải tại chúng nó da trắng mắt xanh, hay do bên Tây lạnh, hay do cái gì mà các anh chị vẫn tưởng tượng ra. Do số hóa được hết mọi thứ trên đời nên khoa học kỹ thuật và kinh tế của chúng phát triển cực nhanh. Và về bản chất thì việc bọn Tây tạo ra cái chữ chúng ta đang viết cũng là một quá trình số hóa một thứ rất analog là tiếng nói con người mà thôi.

Nhưng không hẳn là kiểu tư duy Toán này đã toàn ưu điểm. Theo thầy thì một trong những cái dở của bọn tư duy quá thiên về Toán là luôn nghĩ mọi sự trên đời này đều có thể giải quyết được. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là bọn học giỏi Toán luôn sẵn sàng lao vào một cái rất rắc rối vì nghĩ kiểu gì mình cũng tìm ra cách thoát khỏi nó. Có khi chính việc lao vào một thứ rắc rối như thế làm cho bọn nó thấy sướng.

Trong khi sự khác biệt giữa người khôn ngoan và người thông minh là ở chỗ người thông minh thì luôn nghĩ mình sẽ tìm được cách thoát khỏi sự rắc rối, còn người khôn ngoan thì không rơi vào. Để mình rơi vào đống phân rồi thì có thoát ra cũng không thể như cũ được nữa!

Kiểu tư duy quá nặng về Toán còn rất dễ dẫn đến tự kỷ - khi con người chỉ quan tâm đến cảm xúc mình mà tuyệt nhiên không cần biết xung quanh ra làm sao. Họ hiếm khi đặt mình vào vị trí người khác để xem người khác cảm nhận chuyện đó thế nào, vì với họ thì người khác chỉ là các biến số trong một phương trình. Thực ra bọn học Toán đều bị tự kỷ, chỉ là ở mức độ nào. Tự kỷ đến mức bệnh lý thì dễ thấy, chứ còn tự kỷ nhẹ thì đầy, có khi bố mẹ anh chị em còn không biết.

Bọn Mỹ cũng là một ví dụ không thể hay hơn về kiểu tư duy nặng về Toán này. Bọn nó chỉ cần giải được bài toán của mình chứ tuyệt nhiên không quan tâm đến các yếu tố không cân đong đo đếm được như cảm xúc của người khác. Tuy nhiên nước Mỹ có quá nhiều chủng tộc, quá nhiều luồng tư duy, nên họ vẫn cân bằng được trên sự tự kỷ của họ, nghĩa là chưa để cho phản ứng thành dây chuyền dẫn đến đổ vỡ hệ thống.

Có nhiều nhà khoa học phương Tây còn cực đoan đến mức coi Chúa trời chỉ như một công thức Toán, vấn đề là khi nào chúng ta tìm được mà thôi. Còn người châu Á thì nghĩ hoàn toàn ngược lại.

Câu hỏi dĩ nhiên là chúng ta nên tư duy kiểu nào?

Không biết!

No comments:

Post a Comment