10 December 2012

Fascinum (chương 5, bản dịch Lolita tiếng Việt)


Lolita Bản dịch tiếng Việt


Lolita Bản dịch tiếng Việt


Lolita Bản dịch tiếng Việt


Các biểu tượng sinh thực khí chiếm vai trò quan trọng trong văn hóa của nhiều dân tộc, bao gồm cả dân tộc Việt chúng ta.

Tục truyền rằng ở làng La (Hà Đông), vào ngày rã đám, dân làng tổ chức lễ rước rất long trọng rồi đến một giờ nhất định tắt đèn đi để cho ông già, bà cả và thanh niên, thiếu nữ thả cửa sờ soạng nhau. Hồi gần đây, những làng như Khúc Lạc (Phú Thọ) và Di Hậu (Hưng Hóa) giữ tục “rước cái nõn nường” trong những ngày Tết cũng là nằm ở trong tinh thần khuyến khích đoàn kết, cầu nguyện cho sinh sản tăng gia, phồn thịnh.

Theo mấy cố lão ở Phú Thọ còn sống hiện nay thì vào một ngày tốt lành đầu năm – không nhất định ngày nào – các bậc đàn anh trong làng tổ chức lễ nõn nường hết sức long trọng. Ta thường nói “ba mươi sáu cái nõn nường” - Thành ngữ ấy do ở đây ra. 

Nõn là bộ phận sinh dục của đàn ông, nường là bộ phận sinh dục của đàn bà. Trong cuộc lễ, dân làng để nõn và nường làm bằng gỗ lên kiệu rước, có nam đồng quan và nữ đồng quan đi giật lùi trước kiệu vừa đi vừa hát “Ba mươi sáu cái nõn nường; Cái để đầu giường, cái để đầu tay.” Cuối cùng, các vị chủ tế tung nõn nường lên trên trời, trai gái đổ xô ra cưởp, gái mà được cái nõn, trai mà được cái nường thì may mắn vô cùng và nếu có sự gì trục trặc hay không tổ chức được buổi rước vì nguyên nhân gì đó thì cả làng lo sợ vì có nhiều phần chắc chắn là năm ấy không may mắn.

Cái nõn trong tiếng Việt có lẽ có nhiều điểm tương đồng với fascinum - vật thờ hình dương vật trong văn hóa châu Âu. Fascinum là một từ được dùng trong chương 5, Lolita. Trong trích đoạn sau đây của bản dịch Lolita tiếng Việt

Đây là Virgil, người có thể cưa đổ các nymphet trong một nốt nhạc, nhưng có lẽ cái ông mê đắm hơn lại là vùng huyệt hội âm dưới bìu trai trẻ. Còn đây là hai công chúa sông Nile sắp đến tuổi lấy chồng, con gái Vua Akhnaten và hoàng hậu Nefertiti (cặp vợ chồng hoàng tộc này có đến sáu đứa con), không mặc gì ngoài những chuỗi hạt rực sáng, thả mình trên nệm, nguyên vẹn sau ba ngàn năm, với tấm thân dậy thì da nâu nềm, trọc đầu và đôi mắt đuôi dài đen láy. Đây là vài cô dâu mười tuổi, bị ép buộc phải tự ngồi lên fascinum[3] bằng ngà voi trong thánh đường học thuật kinh điển. Kết hôn và chung sống trước tuổi dậy thì là chuyện chẳng có gì lạ ở nhiều tỉnh miền Đông Ấn Độ. Ông già tám mươi tuổi người Lepcha giao cấu với đứa bé tám tuổi, cũng chẳng ai quan tâm. Nói cho cùng, Dante yêu Beatrice điên dại khi nàng mới chín tuổi, một bé gái linh lợi, đáng yêu, tô son điểm phấn, đeo đầy trang sức, mặc chiếc đầm đỏ thắm, đó là năm 1274, ở Florence, tại bữa tiệc riêng tư trong tháng Năm dễ chịu. Và khi Petrarch yêu điên dại Laureen, nàng là một nymphet tóc vàng mười hai tuổi, chạy tung tăng trong gió, phấn hoa và bụi, một bông hoa bay lượn trong miền đồng bằng tươi đẹp nhìn từ dãy đồi Vaucluse.

Nguyên bản tiếng Anh:

Here is Virgil who could the nymphet sing in single tone, but probably preferred a lad’s perineum. Here are two of King Akhnaten’s and Queen Nefertiti’s pre-nubile Nile daughters (that royal couple had a litter of six), wearing nothing but many necklaces of bright beads, relaxed on cushions, intact after three thousand years, with their soft brown puppybodies, cropped hair and long ebony eyes. Here are some brides of ten compelled to seat themselves on the fascinum, the virile ivory in the temples of classical scholarship. Marriage and cohabitation before the age of puberty are still not uncommon in certain East Indian provinces. Lepcha old men of eighty copulate with girls of eight, and nobody minds. After all, Dante fell madly in love with his Beatrice when she was nine, a sparkling girleen, painted and lovely, and bejeweled, in a crimson frock, and this was in 1274, in Florence, at a private feast in the merry month of May. And when Petrarch fell madly in love with his Laureen, she was a fair-haired nymphet of twelve running in the wind, in the pollen and dust, a flower in flight, in the beautiful plain as descried from the hills of Vaucluse.


No comments:

Post a Comment